Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản trên đất xử lý như thế nào?

Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản trên đất xử lý như thế nào

Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản trên đất xử lý như thế nào?

Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất….

Điều 325 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

“1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Những tài sản trên đất như

Tài sản gắn liền với đất có thể là cây lâu năm, công trình xây dựng, nhà ở… Những tài sản này thuộc quyền sở hữu của người thế chấp. Trường hợp các bên thỏa thuận thế chấp quyền sử đất mà không thỏa thuận về thế chấp tài sản gắn liền với đất. Nếu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Thì những tài sản này được xử lý như tài sản thế chấp.

Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản trên đất
Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản trên đất

Quy định này xuất phát từ thực tế. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Thường là một thể thống nhất về hiện trạng và tình trạng pháp lý. Do đó việc chuyển dịch quyền (bao gồm quyền sở hữu) đối với tài sản gắn liền với đất. Luôn gắn với việc chuyển dịch quyền sử dụng đất. Mặt khác, việc xây dựng cơ chế xử lý đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm, giảm thiểu những vướng mắc, khó khăn trong việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản trên thực tế sau khi có kết quả xử lý tài sản bảo đảm. 

Trường hợp quyền sử dụng đất thuộc về bên thế chấp và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người khác (quyền bề mặt). Thì khi xử lý tài sản thế chấp người nhận chuyển quyền sử dụng đất kế thừa các quyền và nghĩa vụ của người chuyển quyền sử dụng đất đối với người có quyền bề mặt trên diện tích đất chuyển nhượng.

Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!