Lướt sóng bất động sản còn hiệu quả trong thời điểm này?

Lướt sóng bất động sản còn hiệu quả trong thời điểm này

Lướt sóng bất động sản còn hiệu quả trong thời điểm này?

Mô hình lướt sóng bất động sản còn hiệu quả trong thời điểm này hay không. Anh Nam chia sẻ giúp em?

Những năm về trước, các nhà đầu tư lướt sóng đất nền, chung cư. Họ luôn nhận về được cho mình một mức lợi nhuận đáng kể. Nhưng đến đầu năm 2020, khi dịch Covid bắt đầu bùng phát trên toàn thế giới. Thị trường bất động sản cũng vì đó mà chịu sự ảnh hưởng.

Do đó, lựa chọn đầu tư lướt sóng vào thị trường bất động sản trong thời gian này không còn là lựa chọn khả thi. Kể từ thời điểm giữa năm 2019. Khi các nhà đầu tư quyết định lướt sóng các dự án căn hộ trên địa bàn TP.HCM đã không thể mang lại lợi nhuận kỳ vọng. Có đến hàng trăm dự án bị ngừng lại, do vướng đất công, pháp lý, rồi đến tiềm lực tài chính của chủ đầu tư… Kết quả là hàng ngàn nhà đầu tư bị chôn vốn trong khoảng thời gian khá dài. Do hợp đồng được ký với giá trị cao nhưng dự án cứ mãi chôn ở đó.

Theo khảo sát, hiện nay khoảng 1/3 số lượng nhà đầu tư cá nhân không còn bị hút vào việc lướt sóng bất động sản nữa. Nhiều người sẵn sàng chấp nhận giảm lợi nhuận để đẩy hàng nhanh hơn trong mùa dịch; thậm chí là chấp nhận lỗ để thu hồi vốn.

Lướt sóng bất động sản là một chiến lược?

Tại sao lướt sóng bất động sản hết thời? Như chúng ta đã biết trước đây cũng đã có rất nhiều người đã giàu lên từ đầu tư lướt sóng. Cũng như có rất nhiều gia đình đã lâm vào cảnh cùng khổ vì lướt sóng bất động sản với các thị trường như Vân Phong. Hay Phú Quốc, Vân Đồn, Bà Rịa Vũng Tàu, Hòa Lạc,….

Lướt sóng bất động sản là một chiến lược

Đầu cơ lướt sóng bất động sản là một chiến lược được tạo ra bởi hai lực lượng chính. Đó là những nhà đầu tư lớn: “Cá Mập” họ có tiền, có thông tin. Họ mua những miếng đất lớn, sau đó làm thị trường để cho bất động sản khu vực có thông tin về một dự án hoặc một chủ đầu tư lớn nào đó đến đầu tư phát triển hạ tầng.

Nhà đầu tư thứ cấp “Cá con”, là những người mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực bất động sản. Mới có ít tiền muốn giàu nhanh, muốn kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ngắn người ta gọi là “THAM”. Tuy nhiên, cuộc chơi từ trước đến giờ chúng ta đã từng chứng kiến, những người nằm lại ở các thị trường đã có sóng. Đều là những nhà đầu tư thứ cấp, và vốn đều bị chôn ở đây. Nếu gặp may dự án được thực hiện, hoặc đô thị hóa phát triển nhanh. Thì may ra thu lại được vốn, còn nếu không thì coi như nằm chờ vài chục năm. Cho đến khi chết đi có khi cũng chẳng bán được. Tuy nhiên, trong thời gian tới đây hiện tượng LƯỚT SÓNG sẽ không còn thời nữa. Bởi các lý do sau:

1. Bất động sản sẽ giảm mạnh nguồn cung.

Do tình hình dịch bệnh, cũng như là siết chặt pháp lý dự án, nền kinh tế đi xuống, nên nguồn cung bất động sản nhỏ giọt. Hàng còn lại chủ yếu là hàng tồn của các năm trước và các bất động sản nhu cầu ở thực. Nên thị trường khan hiếm nguồn hàng.

2. Siết chặt pháp lý dự án.

Nhà nước siết chặt việc duyệt các dự án bất động sản, yêu cầu quy trình chặt chẽ hơn, từ việc nộp hồ sơ đến duyệt chủ trương phải theo quy trình 6 bước, và thời gian cũng kéo dài từ 12 tháng đến 24 tháng mới được duyệt chủ trương và chấp thuận đầu tư, nên sẽ rất khó cho các chủ đầu tư nhỏ, ít vốn, thiếu kinh nghiệm, có thể tạo ra các mô hình đầu tư dạng thu tiền trước, rồi làm sau.

3. Truyền thông, Mạng Xã Hội, ngày càng phát triển mạnh.

Ngày nay với sự phát triển của mạng xã hội, #Facebook, #Google, #Youtube. Người dân có thể nhận được thông tin một cách nhanh chóng. Nếu có dự án thì các thông tin dự án cũng được cập nhật nhanh chóng. Nhà đầu tư có thể tham khảo ngay lập tức.

Mạng Xã Hội

4. Ý thức và kiến thức đầu tư của người dân ngày càng cao lên.

Với nhiều nguồn kiến thức được chia sẻ rộng khắp, nhiều người chia sẻ kiến thức thông qua các khóa học đào tạo về kinh doanh và đầu tư bất động sản, các nhà đầu tư tham gia vào học đều có được trang bị những kiến thức nền tảng để đề phòng rủi ro khi bắt đầu bước vào lĩnh vực này.

5. Nhà đầu tư cũng hết sức cẩn trọng.

Với việc đầu tư lướt sóng nhà đầu tư hết sức cẩn thận. Vì thực sự chiến lược đầu tư này nếu không có kiến thức và kinh nghiệm, thì rủi ro rất cao.

Nếu bạn thấy chia sẻ này có ý nghĩa và hữu ích. Hãy chia sẻ cho người nào đó giống mình để họ đề phòng rủi ro trong khi đầu tư bất động sản.

Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!