Kinh nghiệm lướt sóng đất nền
Anh Nam chia sẻ thêm về kinh nghiệm lướt sóng đất nền để mọi người có thể hình dung rõ hơn?
Đương nhiên “Lướt sóng đất nền” sẽ cần được chia sẻ kĩ hơn rồi. Mọi người thường nhắc đến cụm từ này như một cụm từ không thể thiếu của đầu tư bất động sản. Đầu tư lướt sóng đất nền là hình thức các nhà đầu tư mua đi bán lại các dự án khi có dấu hiệu tăng giá. Đây là hình thức đầu tư không cần bỏ ra quá nhiều vốn, chỉ khoảng 15% giá trị thực của đất nền.
Khi thị trường bắt đầu nóng lên, số lượng người quan tâm đến dự án tăng cao. Nhiều khách hàng chấp nhận mua lại các mảnh đất của người trước với giá cao hơn khoảng vài chục đến vài trăm triệu. Nhờ mức lợi nhuận lớn, nhiều nhà đầu tư lướt sóng đất nền thường ém một lượng lớn sản phẩm. Điều này dẫn đến tình trạng, nhiều dự án vừa mở bán đã hết sạch sản phẩm. Mặc dù số lượng người mua để ở không quá nhiều.
Rủi ro của lướt sóng đất nền
Việc đầu cơ đất nền thường có các rủi ro kéo theo, giá đất tăng ảo. Người có nhu cầu mua nhà để ở không tìm được sản phẩm hợp túi tiền. Trong khi đó, các dự án thì bị bỏ hoang, không ai sử dụng. Một số nhà đầu tư lướt sóng vì muốn nhanh ra hàng nên đã kết nối với cò đất để tạo sóng ảo. Những ai không có nhiều kinh nghiệm, dễ sa lầy vào cạm bẫy này. Khi bóng bóng vỡ, chỉ có người dùng cuối là thiệt thòi. Sau cơn sốt đất, không ít người lướt sóng kiếm tiền tỷ chỉ bằng vài thương vụ chuyển nhượng. Nhưng cũng không ít nhà đầu tư bị trắng vốn khi trở thành người cuối cùng ôm hòn lửa sốt đất.
“Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng nhiều”
Đất nền xưa đến nay vốn là phân khúc được giới đầu tư địa ốc ưa chuộng. Do mức độ sinh lời tốt hơn các phân khúc khác. Thế nhưng, không thể phủ nhận đây cũng là phân khúc đem lại nhiều rủi ro cho người mua. Đúng như cách các chuyên gia trong ngành nói, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng nhiều. Đất nền vẫn là phân khúc được nhà đầu tư ưa chuộng trong thời gian sắp tới. Phân khúc này dự báo sẽ tiếp tục khan hiếm và không có nhiều dự án mới mở bán.
Trước tác động của dịch Covid-19 lên các hoạt động kinh tế và đời sống. Sức cầu của thị trường nhìn chung suy giảm do áp lực tài chính và tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, xét về dài hạn, tâm lý sở hữu đất nền vẫn còn khá lớn trên thị trường. Và chính sự khan hiếm đã đẩy mức giá bán của loại hình này trên thị trường sơ cấp tăng lên. Tuy nhiên, vào thị trường đất nền lúc này cần xác định câu chuyện đầu tư dài hạn, rất khó để lướt sóng.
Với nhà đầu tư lướt sóng họ không vào thị trường lúc này bởi họ nhìn thấy sắp tới (ít nhất là 1 năm tới) thị trường vẫn còn những khó khăn nhất định. Đầu tư lướt sóng mà sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn họ sẽ không làm.
Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.