Vai trò của pháp luật kinh doanh bất động sản là gì?

Vai trò của pháp luật kinh doanh bất động sản là gì?

Bất động sản là loại tài sản có giá trị lớn. Do đó, việc quản lý của Nhà nước đối với chúng bằng pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn cho các giao dịch bất động sản. Mọi bất động sản đều được Nhà nước quản lý như đăng ký. Như cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, cũng như các biến động của chúng. Mọi giao dịch bất động sản phải có sự giám sát của Nhà nước. Đặc biệt trong khâu đăng ký pháp lý. Sự tham gia của Nhà nước vào thị trường bất động sản thông qua yếu tố pháp luật sẽ làm cho thị trường bất động sản ổn định hơn và an toàn hơn.

Bất động sản được đăng ký pháp lý theo đúng pháp luật sẽ có giá trị hơn. Chúng được tham gia vào tất cả các giao dịch, mua bán, chuyển nhượng. Hay trao đổi, cho thuê, thế chấp, góp vốn liên doanh, cổ phần… Hơn nữa, thông qua kiểm soát thị trường bất động sản. Nhà nước tăng được nguồn thu ngân sách từ thuế đối với các giao dịch bất động sản.

Pháp luật luôn có vai trò quan trọng trong kinh doanh bất động sản:

Thứ nhất, quản lý tốt thị trường bất động sản sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.

Pháp luật luôn có vai trò quan trọng trong kinh doanh bất động sản

Thứ hai, quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản. Áp dụng luật pháp vào việc mua bán, đầu tư bất động sản. Sẽ đáp ứng nhu cầu bức xúc ngày càng gia tăng về mua bán, sở hữu nhà đất cho người dân. Từ đó hạn chế tối đa những trường hợp lừa đảo, tạo sóng, gây sốt thị trường bất động sản.

Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản nói chung. Và hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của các nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật Việt Nam khuyến khích và bảo hộ

Cụ thể:

Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Chính sách này được ghi nhận rất rõ ràng tại Điều 12 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006. Cơ chế pháp lý bình đẳng trong hoạt động kinh doanh bất động sản được xác lập. Mọi chủ thể đầu tư (không phân biệt đó là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài – gọi chung là nhà đầu tư). Đều được tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản (Điều 2 Luật Kinh doanh bất động sản).

Nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản cũng phải đáp ứng điều kiện có chứng chỉ hành nghề. Và có giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ kinh doanh bất động sản như nhà đầu tư trong nước. (Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản). Đồng thời hoạt động của nhà đầu tư phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nguyên tắc hoạt động kinh doanh bất động sản được quy định tại Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006. Được áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh bất động sản:

a) Nhà nước Việt Nam có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh; các chính sách ưu đãi này bao gồm:

Nhà nước Việt Nam miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng công trình có chuyển giao cho Nhà nước. Công trình hạ tầng không kinh doanh. Nhà chung cư phục vụ cho các đối tượng chính sách. Tổ chức tín dụng nhà nước cho vay ưu đãi đầu tư đối với các dự án xây dựng nhà ở để cho thuê. Hoặc cho thuê mua, bán cho người có công, người nghèo, người có thu nhập thấp, sinh viên. Hay công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản đầu tư tạo lập quỹ nhà ở. Để bán trả chậm, trả dần, cho thuê, cho thuê mua đối với người có công, người nghèo, người có thu nhập thấp. Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp để cho thuê mặt bằng phục vụ sản xuất.

Nhà nước Việt Nam có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh

b) Nhà đầu tư nước ngoài được phép hoạt động đầu tư trong kinh doanh nhà, công trình xây dựng trong phạm vi và theo các hình thức cụ thể sau:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được kinh doanh bất động sản trong đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bất động sản được đầu tư tạo lập nhà. Hay công trình xây dựng để kinh doanh theo các hình thức sau:

(i) đầu tư xây dựng mới nhà, công trình xây dựng. (ii) đầu tư cải tạo, sửa chữa nhà, công trình xây dựng có sẵn. Tổ chức, cá nhân đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để kinh doanh. Phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở. Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp phải có dự án đầu tư. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu. Chủ đầu tư dự án phải có năng lực tài chính để thực hiện dự án.

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hoạt động đầu tư trong kinh doanh quyền sử dụng đất trong phạm vi do Luật Kinh doanh bất động sản quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được kinh doanh bất động sản trong đầu tư cải tạo đất. Và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng.

d) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hoạt động đầu tư trong kinh doanh dịch vụ bất động sản, cụ thể:

(i) dịch vụ môi giới bất động sản. (ii) dịch vụ định giá bất động sản. (iii) dịch vụ sàn giao dịch bất động sản. (iv) dịch vụ tư vấn bất động sản. (v) dịch vụ đấu giá bất động sản. (vi) dịch vụ quảng cáo bất động sản. (vii) dịch vụ quản lý bất động sản.

Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!