Bị gây khó khăn khi làm thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu thì phải làm gì?
Tôi cũng được rất nhiều cô chú anh chị ở khắp mọi miền trên cả nước gọi điện chia sẻ về việc thường xuyên bị gây khó khăn khi làm thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu. Thời gian qua, tôi đã hỗ trợ nhiều anh chị, cô chú ở các tỉnh thành trong cả nước tư vấn thủ tục cấp sổ lần đầu. Tôi xin chia sẻ với các bạn những lưu ý sau để công việc của mình đỡ vất vả, đỡ tốn thời gian hơn. Khi làm chuẩn làm đúng thì khó ai có thể gây khó dễ được. Nếu làm chuẩn rồi mà cơ quan nhà nước chưa chấp nhận. Thì chắc chắn sẽ có biện pháp hợp lý cho các bạn.
Căn cứ vào quy định tại Điều 12 Quyết định số: 12/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Cụ thể như sau:
Bước 1:
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ (theo quy định tại Điều 8 Thông tư số: 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 và Khoản 1 Điều 7 Thông tư số: 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại UBND cấp xã nơi có đất.
Bước 2:
Trong thời hạn 10 ngày, UBND cấp xã thực hiện các công việc sau:
+/ Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013. Điều 18 Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP và Khoản 16, Điều 2 Nghị định số: 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Điều 15 Thông tư số: 02/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản. Đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt. Xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.
2 công việc cuối:
+/ Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện, trong thời hạn 01 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. UBND cấp xã phải thông báo cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chủ trì thực hiện trích đo địa chính thửa đất. Hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp. (nếu trích đo địa chính thửa đất chưa được Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra). (thời gian trích đo hoặc kiểm tra bản trích đo không quá (10) ngày);
+/ Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng. Tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã. Và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày. Xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai (thời gian công khai kết quả kiểm tra không tính vào thời gian giải quyết thủ tục công nhận quyền sử dụng đất). Sau thời gian thông báo công khai nếu không phát sinh khiếu kiện. Thì gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện (qua phòng Tài nguyên và Môi trường).
Bước 3:
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ UBND cấp xã. Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:
+/ Thẩm tra, xác định hồ sơ đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. Thì lập Tờ trình đề nghị UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận. (Trường hợp thuê đất: Ngoài việc cấp Giấy chứng nhận. Phải trình UBND cấp huyện ký Quyết định cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất). Và luân chuyển hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính). Cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội (nơi có đất).
+/ Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thì thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã và người sử dụng đất biết. Đồng thời luân chuyển hồ sơ (bản chính) cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội để làm thủ tục xác nhận đăng ký đất đai cho người sử dụng đất đối với trường hợp chưa thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.
Bước 4:
Trong thời hạn 02 ngày, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội căn cứ Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường. (đã được UBND cấp huyện phê duyệt, cho phép cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất) thực hiện:
+/ Gửi số liệu địa chính đến Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (gồm: tiền sử dụng đất; thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; lệ phí trước bạ; các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định) hoặc xác định đơn giá thuê đất (đối với trường hợp thuê đất).
+/ Vẽ, in Giấy chứng nhận.
+/ Luân chuyển hồ sơ để phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận.
Bước 5:
Trong thời hạn 02 ngày. UBND cấp huyện có trách nhiệm ký cấp Giấy chứng nhận.
Bước 6:
Trong thời hạn 01 ngày, kể từ khi UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội có trách nhiệm:
+/ Cập nhật, bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Và có văn bản gửi các cơ quan liên quan để cập nhật. Để chỉnh lý biến động quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính của Thành phố.
+/ Khi người được cấp Giấy chứng nhận nộp đủ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính. Thì thu phí, lệ phí theo quy định. Thu giấy tờ gốc về đất và tài sản gắn liền với đất. Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, chuyển lại hồ sơ (kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đã ký cấp). Cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để lưu trữ, quản lý theo quy định.
Như vậy, thời hạn để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tại Hà Nội là 20 ngày. Kể từ ngày nhận hồ sơ được xác nhận trong giấy biên nhận. Và thời hạn 15 ngày niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ. Xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc. Và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp quá thời gian:
Trong trường hợp quá thời gian quy định kể từ ngày nhận hồ sơ. Mà bạn vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo hay văn bản nào từ phía bộ phận một cửa. Thì bạn có thể đi gặp trực tiếp chuyên viên để yêu cầu trả lời về việc xử lý hồ sơ cấp GCNQSDĐ mà bạn đã nộp trước đó.
Nếu trong trường hợp đã yêu cầu mà chuyên viên tiếp nhận hồ sơ không trả lời. Hoặc cố tình lấy lý do mà bạn cho rằng lý do đó là không đúng, không có căn cứ pháp luật. Thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại trực tiếp tới Chủ tịch UBND phường/ xã theo quy định. Tại Điều 204 Luật Đất đai năm 2013: “Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính. Hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai”. Hoặc tố cáo theo Điều 205 Luật Tố cáo năm 2018 để yêu cầu làm rõ hành vi vi phạm. Và trả lời lý do tại sao giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định.
Từ đó, có cơ sở để hồ sơ của bạn được tiếp tục và nhanh chóng giải quyết theo quy định của pháp luật đã trích dẫn nêu trên.
Hy vọng sau bài viết bạn không gặp khó khăn khi làm thủ tục cấp sổ đỏ. Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.