4 cấp độ tiết kiệm để đạt tự do tài chính

Tiết kiệm để tự do tài chính là cụm từ quen thuộc trong thời gian gần đây và trở thành mục tiêu hướng tới của rất nhiều người. Tuy nhiên, hành trình đạt tới tự do tài chính không dễ dàng đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực trong thời gian dài, chưa kể các yếu tố cộng hưởng khác. 

Bởi vậy, nếu bạn đang trên hành trình để đạt được tự do tài chính, bài viết này sẽ gợi ý một số các giải pháp dễ dàng giúp bạn đạt được mục tiêu

Tự do tài chính là gì?

“Tự do tài chính được hiểu là trạng thái mà con người có đủ tiền để chi trả cho mọi nhu cầu của cuộc sống mà không bị chi phối bởi tài chính”. Hiểu một cách đơn giản thì tự do tài chính là khi bạn thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Cuộc sống hiện đại đã và đang thay đổi thói quen và tư duy của nhiều người. Các khái niệm như “chăm sóc sức khỏe tinh thần”, “nuôi dưỡng đam mê xê dịch”… trở nên phổ biến, đòi hỏi mỗi người phải có nhiều tiền để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Do vậy, tự do tài chính trở thành mục tiêu mà nhiều người theo đuổi.

Một cuộc nghiên cứu của Tuần báo Nature Human Behavior trên 1,7 triệu người tại 164 quốc gia cho thấy mức độ hạnh phúc của con người thường tỷ lệ với số tiền họ kiếm được. Điều này đồng nghĩa, tiền càng nhiều thì bạn càng dễ dàng đạt đến trạng thái hạnh phúc.

Vậy mỗi người phải có bao nhiêu tiền thì mới đạt được tự do tài chính ?

Một Nghiên cứu ở Mỹ vào năm 1994 chỉ ra, nếu bạn sở hữu số tiền gấp 25 lần tổng chi phí sinh hoạt hàng năm thì bạn đã đạt đến tự do tài chính. Chẳng hạn, nếu một người mất 10 triệu hàng tháng cho tất cả các khoản chi phí, một năm cần 120 triệu cho chi phí sinh hoạt mỗi năm. 

Vậy để đạt được tự do tài chính, người này cần số tiền gấp 25 lần của 120 triệu tương đương với 3 tỷ đồng. Khi vượt qua mốc này, nếu mỗi năm rút 4% số tiền ban đầu thì họ vẫn có được cuộc sống thoải mái khi về già. Tuy nhiên công thức chung này có thể bị thay đổi bởi những tác động khác như mức độ lạm phát, tỷ lệ đầu tư….

 4 cấp độ tiết kiệm phổ biến để có thể đạt tự do tài chính

Cấp độ 1: Không tiết kiệm

Cấp độ đầu tiên của tiết kiệm cũng chính là cấp độ thấp nhất, đó là có bao nhiêu xài bấy nhiêu. 

Nói cách khác, cấp độ này dành cho những người không tiết kiệm. Hầu hết họ là người nghèo, họ luôn trong tình trạng “ăn bữa nay, lo bữa mai”, thậm chí đôi khi số tiền họ kiếm được còn không đủ để họ chi trả những nhu cầu cơ bản của mình.

Cấp độ 2: Tiết kiệm chỉ để xài

 Đây là cấp độ tiết kiệm khá phổ biến, đặc biệt là với những bạn trẻ. Đại đa số những người này cũng lập kế hoạch tiết kiệm nhưng họ chỉ lập kế hoạch ngắn hạn nhằm đáp ứng một vài nhu cầu mà họ đang nhắm tới. 

Chẳng hạn, bạn đang có ý định mua xe và cần một khoản tiền để thực hiện mục tiêu này. Lúc bấy giờ bạn lên kế hoạch tiết kiệm và thực hiện nó cho đến khi đủ tiền để mua được xe. Về cơ bản sau khi mua được món đồ mà bạn thích thì tài chính của bạn lại tiếp tục trở về con số 0.

Cấp độ 3: Tiết kiệm chỉ để tiết kiệm

Tiết kiệm để tiết kiệm là xu hướng an toàn mà nhiều người trung lưu lựa chọn. Họ làm được bao nhiêu tiền sẽ dành dụm gửi tài khoản tiết kiệm nhằm bảo toàn tài sản và lấy lãi định kỳ. 

Đến một thời gian nào đó, số tiền bạn tích lũy sẽ gia tăng theo thời gian. Hình thức này khá an toàn nhưng khả năng sinh lời không cao, buộc bạn phải tích lũy trong thời gian đủ dài mới có thể đạt được tự do tài chính. 

Tuy nhiên, trong trường hợp lạm phát xảy ra khiến đồng tiền mất giá thì tài sản của bạn cũng bị hao hụt.

Cấp độ 4: Tiết kiệm để đầu tư cấp độ của người giàu

Cấp độ tiết kiệm thứ 4 cũng là cách tiết kiệm của những người giàu trên thế giới. Thay vì tiết kiệm để tiêu xài hoặc “bảo toàn” thì họ sẽ dùng số tiền này để tham gia đầu tư.

Chẳng hạn với ví dụ ở trên, để có 3 tỷ cho mục tiêu tự do tài chính, thay vì gom góp theo kiểu “tích tiểu thành đại” thì mỗi người có thể tham gia đầu tư bằng cách “dùng tiền đẻ ra tiền”.

Hiện nay có rất nhiều cách để tạo ra nguồn thu nhập thụ động: đầu tư cổ phiếu, mua chứng chỉ quỹ, đầu tư bất động sản, đầu tư vàng vật chất… 

Về cơ bản, tất cả các hình thức đầu tư này đều tạo ra khoản sinh lời hấp dẫn, vì chúng luôn có tiềm năng tăng giá theo thời gian. Tuy nhiên, những rủi ro đi kèm cùng biến động thị trường là những yếu tố không thể tránh khỏi.

Do vậy, thay vì đánh cược toàn bộ tài sản vào một cơ hội duy nhất, nhà đầu tư có thể phân tán sang nhiều hạng mục khác nhau. Bởi nếu rủi ro xảy ra, bạn vẫn còn những khoản thu nhập khác bù đắp. 

Ngược lại nếu trong điều kiện lý tưởng, số tiền đầu tư ban đầu sẽ sinh sôi nảy nở giúp bạn rút ngắn thời gian để đạt được mục tiêu tài chính.

Đến đây vẫn có nhiều người nghĩ rằng, đầu tư chỉ dành cho người giàu và thông minh. Tuy nhiên, điều này thật sự không đúng, bởi vì mọi người đều có thể bắt đầu tiết kiệm và nghĩ đến việc đầu tư trước tiên, 

Các bước để có thể trở thành nhà đầu tư 

Bước 1: Bạn tập trung vào công việc mình làm, Nên nhớ rằng phải tập trung và tốt nhất trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, Để gia tăng thu nhập từ chính công việc của bạn

Bước 2: Tích lũy tiết kiệm, từ số tiền nhỏ, tầm 1 vài năm, ban đầu bạn có thể gửi vào tiết kiệm ngân hàng vì số tiền nhỏ, hoặc có thể bắt đầu đi đầu tư dưới hình thức góp vốn đầu tư chung, Tham khảo video góp vốn đầu tư chung của tôi trên kênh youtube để an toàn với hình thức này nhé. 

Bước 3: Bắt đầu có lợi nhuận từ tiết kiệm hoặc góp vốn đầu tư chung bạn có thể đi đầu tư riêng, Bạn có thể chọn các mô hình đầu tư sao cho phù hợp, Như Chứng khoán, Bất động sản, Vàng, Ngoại tệ, Chứng chỉ Quỹ, Trái phiếu, Tham khảo video chia sẻ về Tháp tài sản của tôi trên kênh youtube để biết bạn nên đầu tư vào đâu nhé, 

Bước 4: Chờ đợi và chốt lời đúng thời điểm

Bước 5: Tái đầu tư và phân bổ đầu tư để nhân tiền

Bước 6: Lặp lại, X nhiều lần tài sản đạt tự do tài chính. 

Trên đây là một số bước cơ bản còn rất nhiều công việc cần phải làm như học tập kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình đầu tư, Trong mỗi lĩnh vực đều có rất nhiều thứ cần phải học: Mô hình, Chiến lược, Pháp lý, Vận hành, Sản phẩm, marketing và bán hàng, Con người… 

Nên nhớ rằng, Đầu tư tài chính luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cao, Việc của bạn là đừng sợ hãi, Hãy trang bị cho mình, Kiến thức chuyên sâu, Kinh nghiệm của người thành công người thất bại, Trải nghiệm nhỏ trước của bản thân, Rồi bắt đầu đầu tư, 

Bạn phải dành thời gian để theo dõi những người thành công họ chia sẻ, Để có thể bắt đầu bước vào những mô hình đầu tư phù hợp

Bạn có thể tham khảo kênh youtube của tôi tại đây, hoặc đăng ký mua bộ sách bậc thầy đầu tư bất động sản nếu bạn quan tâm đến đầu tư và kinh doanh bất động sản, 

Đăng ký tại đây

Có thể thấy các công cụ đầu tư tài chính hiện nay góp sức rất nhiều cho mục tiêu gia tăng tài sản. Khi công cụ luôn có sẵn điều còn lại phụ thuộc vào việc bạn có đủ kiên trì và niềm tin để theo đuổi mục tiêu dài hạn.

 

error: Content is protected !!