Các trường hợp nào được ghi nợ tiền sử dụng đất?

Các trường hợp nào được ghi nợ tiền sử dụng đất

Các trường hợp nào được ghi nợ tiền sử dụng đất?

Trước đây, hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất. Được cấp Giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư. Mà có khó khăn về tài chính sẽ được ghi nợ tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, từ 10.12.2019, Nghị định 79 ra đời đã bãi bỏ hoàn toàn quy định nêu trên. Đối tượng được ghi nợ bị thu hẹp đi rất nhiều.

Cụ thể tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 79 có liệt kê các hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất. Trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
  • Người có công với cách mạng 
  • Hộ nghèo  
  • Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số 
  • Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã. Được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Hộ nghèo
Hộ gia đình khó khăn

Việc xác định người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công. Việc xác định hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thời hạn trả nợ tiền sử dụng đất: Các hộ gia đình, cá nhân ghi nợ được trả nợ dần trong 05 năm. Kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Và không phải nộp tiền chậm nộp trong 05 năm này. Trường hợp sau 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư mà hộ gia đình, cá nhân chưa trả hết nợ tiền sử dụng. Thì phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ và tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ. Từ thời điểm hết thời hạn 05 năm được ghi nợ tới thời điểm trả nợ.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các trường hợp nào được ghi nợ tiền sử dụng đất? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!