Các quy định về ghi nợ tiền sử dụng đất là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, tiền sử dụng đất là nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. (bao gồm cá nhân sử dụng đất) nộp cho Nhà nước đối với diện tích đất được sử dụng. Ngoài ra, tiền sử dụng đất cũng là công cụ để Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất. Mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Xuất phát từ những quy định liên quan đến quyền sử dụng đất. Bạn sẽ có nghĩa vụ trả tiền sử dụng đất cho Nhà nước trong các trường hợp sau:
– Được Nhà nước giao đất ở;
– Được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp được giao không có thu tiền sử dụng đất hoặc được giao có thu tiền sử dụng đất hoặc được cho thuê sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa được giao có thu tiền sử dụng đất;
– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất đang được sử dụng làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014;
– Được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê trong trường hợp bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Chuẩn bị tờ khai…
Xuất phát từ việc nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất của cá nhân là một thủ tục đi kèm theo thủ tục cấp mới. Hoặc cập nhập giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (khi được giao đất hoặc khi chuyển mục đích sử dụng đất hoặc khi được công nhận quyền sử dụng đất). Bạn cần chuẩn bị Tờ khai tiền sử dụng đất khi nộp hồ sơ thực hiện thủ tục cấp mới. Hoặc cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nói trên.
Quá các thời hạn quy định, nếu chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất theo thông báo. Thì bạn phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trừ trường hợp có đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất đối với những trường hợp được ghi nợ. Việc ghi nợ tiền sử dụng đất được thực hiện như sau:
Ghi nợ tiền sử dụng đất
a. Đối tượng được ghi nợ
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 79/2019/NĐ-CP bạn sẽ được xem xét ghi nợ tiền sử dụng đất nếu bạn thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất tái định cư có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ, cụ thể: Hộ gia đình, cá nhân (gồm: Người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
b. Thủ tục ghi nợ
Để được xem xét ghi nợ tiền sử dụng đất, bạn phải nộp đơn đề nghị và kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất (trước khi có Thông báo nộp tiền sử dụng đất) hoặc nộp đơn xin ghi nợ sau khi nhận Thông báo nộp tiền sử dụng đất lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường (trong trường hợp chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) thuộc UBND cấp huyện nơi có đất.
Nếu được chấp thuận việc ghi nợ. Bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong đó có ghi nợ số tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận này.
c. Thanh toán nợ tiền sử dụng đất.
Trong trường hợp được chấp thuận việc ghi nợ. Bạn sẽ được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 05 năm. Sau 05 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền. Thì bạn phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ.
Nếu bạn thanh toán nợ trước hạn. Thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/năm của thời hạn trả nợ trước hạn. Và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn.
Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.