Mua bán nhà đất bằng vi bằng?

Để trả lời câu hỏi có nên mua bán nhà đất bằng vi bằng? Trước tiên ta cần phải hiểu nhà đất vi bằng nghĩa là gì? Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Mua bán nhà đất bằng vi bằng

Hình thức mua nhà, đất thông qua vi bằng hiện nay được áp dụng rất nhiều, tuy nhiên hình thức này cũng lại chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua nếu áp dụng không đúng hoặc có nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của vi bằng.

Hiện tượng mua nhà bằng vi bằng đang phát triển rầm rộ và từ khóa “có nên mua nhà vi bằng” trên Google, sẽ có khoảng 272.000.000 kết quả sau 0,49s thể hiện thông tin lừa đảo về việc mua nhà bằng vi bằng hay việc “ném tiền qua cửa sổ” khi mua nhà bằng vi bằng.

Các thông tin trên đã đủ thể hiện việc các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng việc lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại để trục lợi, mặc dù căn nhà đó không thuộc quyền sở hữu của chúng, thậm chí là không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng minh.

Việc chuyển nhượng bằng vi bằng thông thường là mua, bán những căn nhà “ba chung” (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà).

Đồng thời, việc mua BÁN NHÀ này được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người; chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.

Đối tượng bị thiệt hại trong việc chuyển nhượng là những người dân không am hiểu kiến thức về pháp luật.

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự. Nhưng thừa phát lại không có quyền lập vi bằng nếu các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự thuộc:

(1) Trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng;

(2) Thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;

(3) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua nhà là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng (theo Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

Như vậy, việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý.

Anh chị đọc xong chia sẻ bài viết để giúp bà con trả lời câu hỏi: Có nên mua bán nhà đất vi bằng

Tham khảo thêm các chương trình huấn luyện cùng Phạm Văn Nam để biết thêm nhiều kinh nghiệm về pháp lý bất động sản: Xem luôn

Xem miễn phí rất nhiều video về kinh doanh bất động sản: Tại Đây

error: Content is protected !!