Điều kiện để được thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
Thừa kế là việc chuyển giao tài sản, các quyền và nghĩa vụ (theo di chúc hoặc theo pháp luật) từ một người đã chết sang một cá nhân khác. Thực tiễn hiện nay, việc phân chia di sản thừa kế phát sinh rất nhiều tranh chấp. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm và quan hệ trong gia đình. Nếu có điều kiện bạn hãy chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về thừa kế. Để vừa đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân cũng như tránh ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Đi vào vấn đề chính, tôi sẽ chia sẻ với bản những điều bắt buộc bạn không thể bỏ qua trong trường hợp này.
Theo quy định tại điều 631 Bộ luật dân sự 2005. Thì “cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Trong trường hợp tài sản là đất thì phải tuân theo pháp luật về đất đai.
Cụ thể: Theo Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện … thừa kế quyền sử dụng đất… khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Quyền để lại thừa kế…
“Sổ hồng” là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị. “Sổ đỏ” là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho khu vực ngoài đô thị. Tuy nhiên để tiện cho công tác quản lý. Từ năm 2009 Nhà nước ta đã thống nhất ban hành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định hiện hành, đây chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nêu trên. Như vậy nếu quyền sử dụng đất này không có tranh chấp, không bị kê biên thi hành án. Và đang trong thời gian sử dụng thì được quyền để lại thừa kế và hưởng thừa kế.
Thứ hai, về người được thừa kế
Theo quy định tại Bộ luật dân sự thì các trường hợp sau việc thừa kế sẽ theo pháp luật:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản. Từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.”
Khi đó, những người được hưởng thừa kế theo pháp luật. Được quy định theo thứ tự và nguyên tắc được di sản sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết. Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế. Nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản. Bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.