Được từ chối quyền thừa kế nhà đất không?

Được từ chối quyền thừa kế nhà đất không

Được từ chối quyền thừa kế nhà đất không?

Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác. Cũng như quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đồng thời, người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp việc từ chối này nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Bởi ngoài việc được hưởng di sản. Thì người thừa kế còn phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 615 Bộ Luật Dân sự).

Do đó, chỉ trong trường hợp không phải trốn tránh nghĩa vụ tài sản. Thì người thừa kế mới có quyền từ chối nhận di sản.

Điều kiện để được từ chối nhận di sản thừa kế

Mặc dù người thừa kế dù có quyền từ chối nhận di sản nếu không phải vì trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nhưng để việc từ chối này hợp pháp thì vẫn phải đáp ứng các điều kiện sau đây: 

  • Người từ chối phải là người có quyền được hưởng di sản thừa kế; 
  • Lập thành văn bản, gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản thừa kế để biết; 
  • Thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. 

Trong đó, người được quyền hưởng di sản có thể được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trước đây, tại Điều 642 Bộ Luật Dân sự năm 2005. Thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế là 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế. Sau thời hạn này nếu không từ chối thì được coi là đồng ý nhận thừa kế. Tuy nhiên, sau thời gian áp dụng trong thực tiễn. Việc quy định thời hạn thừa kế bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Do đó, tại Bộ Luật Dân sự 2015, việc từ chối chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Như vậy, có thể thấy, quy định này đã “mở” hơn để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thừa kế.

việc từ chối chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản

Trong khi trước đây, việc từ chối không chỉ phải thực hiện trong vòng 06 tháng mà văn bản từ chối di sản thừa kế còn phải: 

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản. Người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

Như vậy, trước đây, việc công chứng văn bản từ chối di sản thừa kế tại cơ quan công chứng. Hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã là yêu cầu bắt buộc. 

Trong khi đó, hiện nay, theo quy định tại Điều 620 Bộ Luật Dân sự 2015. Việc từ chối dù cũng phải được lập thành văn bản nhưng chỉ cần gửi đến những người quản lý, người thừa kế khác. Và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 

người thừa kế

Bên cạnh đó, tại Điều 59 Luật Công chứng năm 2014, người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Như vậy, từ các quy định trên, có thể thấy, việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản không phải là yêu cầu bắt buộc. Cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân chỉ thực hiện công chứng, chứng thực nếu có yêu cầu của người thừa kế.

Theo quy định hiện nay, từ chối nhận di sản chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Và phải báo cho những người liên quan biết. Do đó, nếu đã từ chối di sản thừa kế nhưng không thực hiện theo đúng hình thức, điều kiện… Thì việc từ chối sẽ không có hiệu lực.

Cụ thể, trong một số trường hợp sau. Việc từ chối sẽ không được công nhận và người thừa kế hoàn toàn có quyền “đổi ý”: 
  • Việc từ chối nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản như nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại… Của người thừa kế với người khác; 
  • Không được lập thành văn bản và không được gửi đến những người liên quan; 
  • Từ chối di sản sau thời điểm phân chia di sản…

Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!