Những điều lưu ý trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Với nội dung như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.” Những tranh chấp như tranh chấp về mua bán nhà ở, tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất, tranh chấp tài sản chung là đất đai giữa vợ chồng khi ly hôn không được xem là tranh chấp đất đai. Những vấn đề tranh chấp liên quan đến đất đai kể trên được gọi là tranh chấp về đất đai.
Ta có thể hiểu rằng, tranh chấp đất đai là một phần của tranh chấp về đất đai. Phần còn lại của tranh chấp về đất đai là các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến đất đai, di sản, tài sản chung.
Hiện nay, có 3 loại tranh chấp đất đai chính. Cụ thể là:
– Tranh chấp về ranh giới các vùng đất giữa những người sử dụng đất với nhau. Như trường hợp cần tư vấn ở trên đó chính là tranh chấp về ranh giới giữa 2 người sử dụng đất.
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất liên quan đến địa giới hành chính. Những tranh chấp này xảy ra ở người ở 2 tỉnh hoặc 2 huyện hoặc 2 xã với nhau.
– Tranh chấp đòi lại đất. Phần tranh chấp này là việc đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc thuộc sở hữu của họ hoặc người thân mà do nhiều nguyên nhân khiến họ không còn quản lý, sử dụng.
Những điều cần lưu ý trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai
Cần phải hòa giải trước khi khởi kiện
Pháp luật khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau. Được quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013. Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013. Trường hợp các bên không tự hòa giải được như sau: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Do vậy, trường hợp các bên không hòa giải được thì UBND cấp xã sẽ đứng ra hòa giải. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp tại địa phương của mình. Các đơn vị khác như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của mặt trận phối hợp với Chủ tịch UBND xã để tiến hành hòa giải.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai 2013. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên. Đồng thời, biên bản này phải được lưu giữ ở UBND cấp xã nơi có tranh chấp. Đối với thủ tục hòa giải tranh chấp đất tại UBND cấp xã sẽ được tiến hành không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu. Nếu như hòa giải thành mà có sự thay đổi về ranh giới hay người sử dụng đất. Thì UBND cấp xã gửi biên bản đến Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên Môi trường tùy từng trường hợp.
Phải biết được tòa án giải quyết tranh chấp để nộp đơn khởi kiện
Hiện nay, nước ta có rất nhiều cấp Tòa án nên thẩm quyền của Tòa án rất rộng. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thẩm quyền của Tòa án gồm thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ. Đối với thẩm quyền theo loại việc, tranh chấp đất đai thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Do vậy, tranh chấp đất đai là trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đối với thẩm quyền theo cấp thì tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Điều này thuộc quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Do vậy, khi soạn xong đơn khởi kiện thì người khởi kiện phải nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang xảy ra tranh chấp. Một chú ý ở đây là Tòa án nhân dân cấp huyện. Tức là người khởi kiện sẽ nộp đơn ở Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Án phí phải nộp khi khởi kiện tranh chấp đất đai
Trước khi xem xét vấn đề án phí phải nộp khi khởi kiện tranh chấp đất đai. Cần biết được 2 khái niệm chính. Hai khái niệm này bao gồm:
– Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà yêu cầu của đương sự không phải là tiền hoặc không thể xác định bằng một số tiền cụ thể.
– Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc tài sản có thể được xác định bằng một số tiền cụ thể.
Theo danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Án phí dân sự sơ thẩm được tính như sau:
– Đối với vụ án dân sự không có giá ngạch thì mức án phí là 300.000 đồng.
– Đối với tranh chấp dân sự có giá ngạch thì mức án phí được tính dựa vào tài sản như sau:
+ Từ 06 triệu đồng trở xuống là 300.000 đồng
+ Từ trên 6 triệu đến dưới 400 triệu đồng là 5% giá trị tài sản có tranh chấp
+ Từ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng là 20 triệu đồng cùng với 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
+ Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng là 36 triệu đồng cùng với 3% của phần giá trị tài sản vượt quá 800 triệu đồng.
+ Từ trên 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng là 72 triệu đồng cùng với 2% phần giá trị tranh chấp vượt 02 tỷ đồng
+ Từ trên 4 tỷ đồng là 112 triệu đồng cùng với 0,1 % phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng.
Thời gian giải quyết khởi kiện tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai ở giai đoạn chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng. Trong đó, thời gian chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp hoặc do tình huống bất khả kháng, trở ngại khách quan. Thì thời gian chuẩn bị xét xử được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
Thời hạn đưa vụ tranh chấp ra xét xử sơ thẩm tối đa không quá 02 tháng. Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời gian 01 tháng. Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa. Trường hợp có lý do chính đáng thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, có rất nhiều điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai. Người khởi kiện cần nắm vững những điều này để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài Những điều lưu ý trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai. Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.