Thông tin về các loại sổ để chứng minh tính sở hữu đối với bất động sản?

Thông tin về các loại sổ để chứng minh tính sở hữu đối với bất động sản

Thông tin về các loại sổ để chứng minh tính sở hữu đối với bất động sản? Sổ hồng là gì? Số trắng là gì? Sổ đỏ là gì? Đất sổ xanh là gì?

Các sổ bạn nêu tên trên, có loại không còn được sử dụng hiện nay nữa. Tuy nhiên là một dân đầu tư bất động sản thì càng cần nhiều hơn các kiến thức bất động sản kể cả cũ hơn mới. Kinh nghiệm và kiến thức thì không khi nào là đủ cả, đúng không các bạn.

Trong bất động sản, sổ đỏ và sổ hồng là 2 loại sổ vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe qua, vậy còn sổ trắng, sổ xanh là gì? Một loại sổ ít được nhắc đến nhưng không kém phần quan trọng. Trên thực tế, sổ đỏ, sổ hồng, sổ trắng chỉ là tên gọi do người dân tự đặt. Dựa trên màu sắc của mỗi loại giấy để nói cho ngắn gọn. Cũng như để phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận.

SỔ ĐỎ

Là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Được cấp cho khu vực ngoài đô thị (nông thôn) được quy định tại Nghị định số 60-CP. Của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC. Ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính.

Loại đất được cấp theo sổ đỏ rất đa dạng. Gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất làm nhà ở thuộc nông thôn. Sổ này có màu đỏ đậm và do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng. Ngoài ra, đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình. (vì thường gắn với đất nông nghiệp, lâm nghiệp…). Nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất. Thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình đó.

Trong khi đó, đối với sổ hồng thì khi chuyển nhượng, giao dịch. Chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đứng tên trên Giấy chứng nhận.

SỔ ĐỎ

SỔ HỒNG

Là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994. Của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở. (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…). Và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…). Sổ này có màu hồng nhạt và do UBND tỉnh cấp.

Sau này để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng. Pháp luật cho phép UBND tỉnh được ủy quyền cho UBND quận, thị xã cấp sổ hồng cho chủ sở hữu. Trong phạm vi địa bàn mình quản lý. Khi chuyển nhượng thì chỉ cần chữ ký của người đứng tên trên Giấy chứng nhận là được.

SỔ HỒNG

Nghị định về các loại sổ để chứng minh tính sở hữu đối với bất động sản

– Để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận. Ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT. Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Mặc dù đã có mẫu Giấy chứng nhận mới. Nhưng trên thực tế, do người dân đã quá quen sử dụng tên gọi “sổ hồng”, “sổ đỏ”. Nên sau khi có mẫu Giấy chứng nhận mới người dân vẫn gọi Giấy chứng nhận mới này là “sổ đỏ”, “sổ hồng”. Vì thế, tên gọi sổ đỏ, sổ hồng trong thời gian gần đây không còn mang ý nghĩa giống như lúc nó mới được sử dụng.

SỔ TRẮNG:

Khái niệm sổ trắng chưa có quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Sổ trắng là cách người dân quen gọi theo màu sắc các loại giấy tờ nhà đất cũ.

Có thể hiểu cơ bản như sau: Sổ trắng là những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất. Đã được Nhà nước công nhận từ rất lâu trước đây như: Giấy được cấp trước 30-4-1975. Có Văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ. Giấy được cấp sau 30-4-1975 có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định). Của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở… Những giấy trắng sau thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị pháp lý về nhà đất. Diện tích đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Có thể xem là chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

SỔ TRẮNG

Theo Khoản 1 điều 50 Luật đất đai 2003 có quy định như sau: 

“Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định. Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây. Thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; 

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất. Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993. Nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; 

đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; 

e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.”

SỔ XANH:

Sổ xanh được Lâm trường cấp với mục đích là khai thác và trồng rừng vậy thì đất sổ xanh là đất gì? Tại Điều 10 Luật đất đai 2013 có quy định đất sổ xanh thuộc vào nhóm đất nông nghiệp. Đây cũng là lý do chính khiến nhiều người biết về sổ xanh. Hay gọi chúng với tên gọi là sổ xanh đất nông nghiệp.

Thời hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Điều 126 Luật đất đai như sau: 
  • Thời hạn giao đất công nhận quyền sử dụng đất sổ xanh với cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm.
  • Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp với hộ gia đình, cá nhân là không vượt quá 50 năm.
  • Thời hạn giao và cho thuê đất đối tổ chức sử dụng để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối. Không vượt quá 50 năm.
  • Thời hạn giao và cho thuê đất đối tổ chức, hộ gia đình, cá nhân dùng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 50 năm.
  • Thời hạn giao và cho thuê đất với các tổ chức thực hiện dự án đầu tư không quá 50 năm.
  • Thời hạn giao và cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện các dự án tại Việt Nam được xem xét nhưng không thể vượt quá hạn mức 50 năm.
  • Thời hạn giao và cho thuê đất đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội tương đối khó khăn. Hoặc đặc biệt khó khăn thì thời hạn không vượt quá mức 70 năm.
3 ý cuối cùng là…
  • Thời hạn giao và cho thuê đất dùng làm trụ sở tổ chức nước ngoài với mục đích là ngoại giao thì không quá 99 năm.
  • Thời hạn giao và cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp dùng vào các công việc. Như làm công ích của xã, phường, thị trấn không vượt quá 05 năm.
  • Thời hạn đất xây dựng công trình của tổ chức công lập tự chủ tài chính. Và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh không quá 70 năm.
Thông tin về các loại sổ để chứng minh tính sở hữu đối với bất động sản
Như vậy…

Có thể thấy thời hạn sử dụng sổ xanh đất nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và mục đích sử dụng. Phần đất này không bị giới hạn như quan điểm của nhiều người. Mà vẫn được giao và chấp thuận dưới các hình thức khai thác đã quy định rõ.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thông tin về các loại sổ để chứng minh tính sở hữu đối với bất động sản? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!