Pháp lý quan trọng nhất của nhà đất để chứng minh tính sở hữu là gì?

Pháp lý quan trọng nhất của nhà đất để chứng minh tính sở hữu là gì

Pháp lý quan trọng nhất của nhà đất để chứng minh tính sở hữu là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ rất quan trọng. Hiện nay, mẫu Giấy chứng nhận mới có tên pháp lý đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước. Với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng). Mặc dù áp dụng chung một mẫu Giấy chứng nhận nhưng các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý. Và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới (không bắt buộc đổi sang Sổ hồng). 

bìa màu hồng
Sổ hồng

Khi Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn được ban hành và có hiệu lực. Thì vẫn kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Quy định này được nêu rõ tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp. Giấy chứng nhận hiện đang được cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất. Và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng. Mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm.

Bao gồm các nội dung như sau:

– Trang 1: Gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ. Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số. Được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Trang 2: In chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận. 

– Trang 3: In chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”. 

– Trang 4: In chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch. 

Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận

Trang bổ sung Giấy chứng nhận:

In chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”. Số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận. Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận được thể hiện qua một số vai trò phổ biến sau:

  • Căn cứ xác nhận ai là chủ đất, chủ sở hữu nhà ở
  • Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê. Cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
  • Căn cứ để xác định có được bồi thường về đất khi thu hồi hay không?
  • Giấy chứng nhận là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
  • Giấy chứng nhận sử dụng làm căn cứ để xác định loại đất. (xem trong Sổ đỏ, Sổ hồng sẽ thấy phần mục đích sử dụng đất).
  • Giấy chứng nhận là thành phần trong hồ sơ đăng ký biến động. Khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, chuyển mục đích sử dụng đất,…

Cảm ơn bạn đã xem bài Pháp lý quan trọng nhất của nhà đất để chứng minh tính sở hữu là gì? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!