Anh Nam chia sẻ thêm kinh nghiệm về loại hình đầu tư mua, mua sửa bán?

Anh Nam chia sẻ thêm kinh nghiệm về loại hình đầu tư

Anh Nam chia sẻ thêm kinh nghiệm về loại hình đầu tư mua, mua sửa bán?

Mua nhà cũ, làm mới lên rồi bán lại hoặc cho thuê đang là kiểu kinh doanh hấp dẫn, thu lợi nhanh tại những đô thị lớn. Có nhiều người, đã trở thành người chuyên săn nhà xập xệ để xây mới rồi bán lại. Những nhà đầu tư này thường hiểu rõ nhu cầu nhà ở của số đông. Và thẩm định được giá cả ở nhiều khu vực và biết cách để xây nhà với chi phí tốt nhất.

Có nhà đầu tư này chia sẻ rằng “Với số vốn hạn chế, thì thường chọn những ngôi nhà phố cấp bốn cũ kỹ hoặc nhà nát đang có giá rẻ để mua. Sau đó, sẽ bỏ thêm khoảng vài chục đến vài trăm triệu sửa chữa, cải tạo rồi bán với mức sinh lời cao nhất có thể. Có thương vụ từng bỏ ra 2,2 tỷ đồng mua một ngôi nhà nát. Rồi chi thêm 150 triệu đồng làm lại gác lửng, sơn mới… Sau 2 tháng, bán lại được với giá 3 tỷ đồng. Rồi lấy số tiền đó tiếp tục mua một căn nhà cũ ở khu sầm uất hơn với giá 3,2 tỷ đồng và bỏ thêm 300 triệu đồng sửa nhà. Sau một thời gian, lại bán được với giá khá hời là 4,5 tỷ đồng”.

chi phí tốt nhất

Loại hình nào cũng có rủi ro

Mặc dù hình thức kinh doanh này sinh lợi nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt là với nhà đầu tư non kinh nghiệm. Muốn thành công theo cách này bắt buộc phải có hiểu biết, kinh nghiệm về xây dựng. Không ít nhà đầu tư đã phải ôm “trái đắng”, lỗ nặng hoặc bị chôn vốn. Vì lỡ chọn phải những căn nhà có vị trí không đẹp, lại không tối ưu được chi phí sửa chữa nên hao phí quá nhiều tiền. Buộc phải nâng giá bán lên quá cao và kết quả là ế ẩm.

Nhà đầu tư phải nắm rõ chi phí xây dựng, thậm chí có đội thợ thường xuyên, lành nghề hoặc có nhà thầu quen. Thẩm định được tình trạng nhà để thương lượng giá sát nhất. Quan trọng nhất là phải tính toán được hạng mục nào cần sửa, chi phí sao cho hợp lý thì mới có lãi. Ngoại thành các thành phố lớn là khu vực dễ tìm mua nhà nát nhất. Hơn nữa, những căn nhà nát lại thường có ưu thế về pháp lý, có thể kiểm tra được giấy tờ, quy hoạch. Nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý không nên ham rẻ mà liều mua nhà nát giấy tay bởi sẽ rất rủi ro.

Kinh nghiệm về loại hình đầu tư mua, mua sửa bán: Cần kiến thức thẩm định nhà

Khi đầu tư nhà nát thì nên chọn những ngôi nhà cấp bốn có diện tích vừa phải. Giá có thể bán được từ 1 đến 3 tỷ để vừa túi tiền với số đông khách hàng. Với cách làm này, nhà đầu tư phải thẩm định được giá trị sản phẩm mình mua. Nắm rõ thông tin quy hoạch, hệ số xây dựng khu vực và đặc biệt là rành rẽ thủ tục xây dựng. Có quan hệ với các đầu mối để bán hàng ra.

Một trong những “tuyệt chiêu” kinh doanh thường được họ áp dụng. Là đặt cọc rồi sang tay ngay trước khi mua để hưởng chênh lệch lớn. Có nghĩa là nhà đầu tư chỉ đặt cọc nhưng chưa hoàn tất quá trình mua bán với chủ trước. Mà thỏa thuận bán sang tay cho một người mua khác.

Kinh nghiệm về loại hình đầu tư mua

Chẳng hạn, nhà đầu tư chỉ cần đặt cọc 100 triệu đồng để mua căn nhà 3 tỷ đồng. Sau đó tìm mối bán lại ngay cho khách giá 3,5 tỷ đồng. Hạn chế lớn của hình thức kinh doanh này là hàng có thể ế ẩm, không thể sang tay ngay được. Buộc nhà đầu tư phải có dòng vốn ổn định lâu dài để nằm chờ thời điểm bán ra. Vì vậy, không phải nhà đầu tư nào cũng tận dụng được tuyệt chiêu này. Họ phải thực sự cao tay và sở hữu nguồn khách hàng có tiềm lực tài chính tốt.

Thị trường cần nhiều kiến thức

Đi sâu vào thị trường mua, sửa, bán. Ta mới thấy rõ để có thể phát triển bền vững ở thị trường có lợi nhuận cao này quả là một điều không hề đơn giản. Càng không phải chuyện ngày một ngày hai, càng không phải chỉ cần chữ “Duyên” là đủ. Thị trường này, cần nhiều hơn kiến thức trong ngành bất động sản mà cần cả kiến thức ngành xây dựng. Cần có kĩ năng tổ chức và xử lý thông tin chuẩn xác. Hơn nữa, nó cần một bí quyết đặc biệt – điều tôi luôn chia sẻ và hỗ trợ trực tiếp cho các học viên của mình. Là qua khoá học “Đầu tư bất động sản mua sửa bán” của mình.

Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!