Chiến lược đầu tư lướt sóng bất động sản là gì?
Đúng là ngành đầu tư bất động sản không thể không nhắc đến cụm từ này – Bất động sản lướt sóng. Đầu tư lướt sóng hay còn gọi là swing trading. Đây là việc tận dụng các biến động lên xuống của thị trường trong một khoản thời gian ngắn để đầu tư sinh lợi nhuận. Đây là hình thức đầu tư sinh lời nhanh, thu hồi vốn nhanh, nhưng nguy cơ rủi ro cũng rất cao. Đặc biệt là với những khoản đầu tư lớn, cần phải tính toán thận trọng, có chiến lược và phương pháp đầu tư thông minh để chiến thắng trong trận chiến lướt sóng và giảm thiểu mất mát ở mức thấp nhất.
Bất động sản lướt sóng là gì?
Khái niệm đầu tư lướt sóng là gì đã khá quen thuộc với những chuyên gia địa ốc nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, với những người mới tiếp cận lĩnh vực này, đây lại là một thuật ngữ khá mới mẻ.
Đầu tư lướt sóng bất động sản được hiểu nôm na là một dạng đầu tư lợi nhuận mà người đầu tư chỉ cần bỏ ra 1 số tiền khoảng 15% giá trị thực của sản phẩm bất động sản đó để tạm thời giữ chỗ. Sau đó chờ đợi khi thị trường bắt đầu nóng lên, nhiều người quan tâm đến sản phẩm nhà đất đó mà nhà đầu tư nắm giữ. Khách hàng chấp nhận mua lại với giá cao hơn vài chục thậm chí vài trăm triệu đồng. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn các nhà đầu tư đã có thể nhận được 1 khoản tiền lớn. Nếu do với lãi suất ngân hàng thì việc đầu tư lướt sóng cho hiệu quả cao và nhanh hơn gấp nhiều lần. Nghe rất hấp dẫn đúng không các bạn?
1) Còn một hình thức nữa tương tự là “Lướt cọc”. Anh Nam có nghĩ rằng mua bán “lướt cọc” là trò chơi hai mặt không?
Có thể thu lợi nhuận về nhanh chóng trong khi vốn bỏ ra lại thấp. Lướt cọc đang là phương thức mà các nhà đầu tư chú ý. Tuy nhiên, nếu không bắt kịp được với tốc độ thị trường bất động sản. Thì đây thực sự là trò chơi mạo hiểm cho các nhà đầu tư.
Không cần trở thành một nhà đầu tư. Chỉ cần là một người tìm hiểu về bất động sản cũng sẽ có chút ít hiểu biết về lướt sóng. Có thể hiểu một cách đơn giản. Các nhà đầu tư phải bỏ ra số tiền từ 10 -15% để giữ lại bất động sản và sau đó phải tìm cách bán nó trong nửa năm. Khi thị trường có biến động tăng giá, những người có nhu cầu sẽ chấp nhận mua lại với giá cao hơn gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, đối với lướt cọc người mua phải trả 5 -10% giá trị bất động sản để đặt cọc. Thời gian để bán nó không được quá 1 tháng, khoảng thời gian này có thể ngắn hay dài hơn tùy vào quy định trong hợp đồng. Sau khi hết thời hạn trên, người mua sẽ phải trả tiền đợt 1 hoặc thanh toán toàn bộ giá trị bất động sản. Nếu vẫn chưa bán được, nhà đầu tư sẽ phải đưa ra quyết định rất cân não. Nếu có đủ tiềm lực tài chính thì nên thanh toán theo hợp đồng và chuyển sang lướt sóng. Còn không có đủ hay không xoay được vốn phải chấp nhận mất cọc.
“Lướt cọc” có nguy hiểm không?
Đây thực sự là một con dao hai lưỡi. Vì cách đầu tư này cũng rất nguy hiểm. Có một câu chuyện thực tế, đầu năm 2019. Một loạt tin đồn đã xuất hiện về việc quy hoạch các huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm thành các quận nội thành. Thị trường bất động sản những khu vực này như dậy sóng. Các nhà đầu tư đổ xô đi cọc đất ở để kiếm lãi. Có thời điểm giá đất đã tăng đến 100% tức là gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018.
Ví dụ cụ thể, tại Nguyên Khê đã tăng 15 triệu lên đến gần 30 triệu/m2. Hay sốc hơn nữa là ở khu vực Xuân Canh, thực tế năm 2018 là 20 triệu đồng/m2. Thì đến thời điểm đó đã đạt tới 40 triệu đồng/m2. Những mảnh đất được “lướt cọc” nhanh chóng chỉ trong vài giờ, lâu hơn là 2 ngày. Tuy nhiên tất cả chỉ mới là đề án và chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đã khiến những làn sóng này thoái trào nhanh chóng. Những người ôm phải bỏ cọc lại khi cả tháng không thể bán được. Số khác lựa chọn vay tiền ngân hàng, người thân để thanh toán theo hợp đồng.
Lướt cọc là trò chơi thật sự rất nguy hiểm. Một khi đã tham gia phải hiểu luật chơi. Phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về thị trường. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị cho một con đường lui khi bạn thua cuộc.
Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.