Đầu tư chung bất động sản là cơ hội hay rủi ro?

Đầu tư chung bất động sản là cơ hội hay rủi ro

Đầu tư chung bất động sản là cơ hội hay rủi ro? (Nói rõ đầu tư chung là gì?)

Nhiều bạn vẫn nói với tôi là, mua chung bất động sản vẫn có rất nhiều cơ hội để sinh lời. Đúng, nhưng đó là khi bạn tỉnh táo, hiểu biết và phân tích rõ ràng điểm được mất. Và chọn đúng hình thức đầu tư chung bất động sản.

Có thể là 1 giải pháp cho đầu tư truyền thống nhưng…

Mô hình chia nhỏ tài sản để mời gọi đầu tư tại Việt Nam nên được nghiên cứu theo hướng “chứng khoán hóa bất động sản”. Cách làm là mã hóa giá trị nhà đất bằng công nghệ Blockchain và sử dụng mã Token (chữ ký số được mã hóa) để tiến hành giao dịch gọi vốn. Đây là mô hình đầu tư mới. Có phương thức hoạt động gần tương đồng với Quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT) áp dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực bất động sản. Có thể xem cách làm này là một giải pháp bổ sung và có triển vọng thay thế cho các phương pháp đầu tư bất động sản truyền thống.

Với hình thức mua chung bất động sản kiểu truyền thống. Thì nhiều người thân quen cùng góp vốn và có thể cùng đứng tên. Hoặc chọn một người uy tín đứng tên trên sổ. Hoặc mọi người cùng đứng chung sở hữu sổ đỏ. (thường ít hơn vì thủ tục khi chuyển nhượng phải có chữ ký của mọi người). Còn với hình thức huy động vốn từ việc chia nhỏ cổ phần bất động sản đa phần người đầu tư chỉ đưa tiền để đầu tư chung. Hình thức này rất rủi ro. Đặc biệt mua chung còn kèm theo cam kết lợi nhuận lớn bất thường lại càng rủi ro.

giải pháp cho đầu tư truyền thống

Rủi ro lớn

Như tôi đã thông tin ở câu hỏi trước, mô hình này trong kinh doanh bất động sản chưa có khung pháp luật điều chỉnh. Cách thức để các chủ đầu tư, đơn vị huy động vốn phổ biến vẫn là cam kết lợi nhuận cao. Dễ dẫn đến biến tướng gây rủi ro cho nhà đầu tư. Để lôi kéo nhà đầu tư, một số bên dùng “mồi” cam kết lợi nhuận khủng. Nhà đầu tư dễ bị sa lưới như câu chuyện condotel trước đây. Người mua biết được tài sản mình mua, có hợp đồng rõ ràng và có cam kết lợi nhuận. Nhưng khi chủ đầu tư không thực hiện thì nhà đầu tư vẫn là “kèo dưới”.

Tài sản nhà đầu tư sở hữu không được chứng thực, không có cơ chế kiểm soát vốn. Cam kết lợi nhuận có chi trả hay không vẫn phụ thuộc vào chủ đầu tư nên rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư. Tiền ít cũng có thể đầu tư, kèm theo cam kết lợi nhuận. Nghe thì rất lý tưởng nhưng rất không an toàn về mặt bảo toàn tài sản và nguồn vốn của nhà đầu tư.

Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!