Khi hợp tác đầu tư trong bất động sản cần lưu ý gì?
Khác với mô hình mua chung, đầu tư chung bất động sản qua các đơn vị, công ty bất động sản trên. Trong cuộc sống bình thường cũng có những nhóm quen thân. Hoặc cả không quen cũng có trường hợp cùng nhau đầu tư chung bất động sản. Hình thức này tưởng chừng an toàn vì mọi người đều quen biết nhau hoặc có những kết nối nhất định. Nhưng sự thật liệu có phải vậy?
Trải nghiệm của chính tôi
Tôi xin chia sẻ với các bạn trải nghiệm của chính tôi. Khi tôi thực hiện một công việc là kết nối đội nhóm kinh doanh bất động sản với mô hình là mua sửa bán. Khi tham gia vào mô hình này, tôi đã thiết lập được đội nhóm gồm 6 người. Đều nằm trong công ty bất động sản khác nhau hoặc nhà đầu tư cá nhân. Hầu hết các anh chị đó đều có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư bất động sản. Lúc đầu chúng tôi làm việc và kết hợp với nhau rất nhuần nhuyễn. Tuy nhiên chỉ sau một vài tháng thì gần như đội nhóm đã bị tan vỡ với rất nhiều nguyên nhân.
Tôi tin chắc rằng, có rất nhiều bạn đã hoặc đang, sẽ hình thành những nhóm để có thể kinh doanh đầu tư bất động sản. Nên tôi sẽ chia sẻ để chúng ta có kinh nghiệm và giảm thiểu rủi ro. Để đội nhóm không gặp nhiều khó khăn tránh đi tình trạng tan vỡ quá sớm. Dù mô hình hợp tác kinh doanh phát triển dự án bất động sản thực hiện bởi các cá nhân hay 2 đến 3 đơn vị khác nhau có nhiều lợi ích. Nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong việc giải quyết quyền lợi của khách hàng khi xảy ra tranh chấp.
Lý do tan vỡ là gì?
Lúc đầu chúng ta đến với nhau bởi niềm vui, niềm tin, từ các mối quan hệ trong cuộc sống. Khi hợp tác được với nhau một thời gian ngắn. Chúng ta gặp phải vấn đề bất đồng quan điểm trong kinh doanh, không có nguồn hàng, không bán được hàng. Đó là lý do khiến đội nhóm của chúng ta bị tan vỡ. Lý do là chúng ta chưa chọn được người phù hợp với mình trong việc đầu tư của mình – Người phù hợp đó, chúng ta cần phải đi tìm. Chưa minh bạch về mặt tài chính, dẫn đến nhiều nghi ngờ và mâu thuẫn nội bộ. Chưa chọn được đúng người đứng đầu dẫn dắt trong đội nhóm. Người lãnh đạo không nhất thiết là người giỏi nhất nhưng cần có tố chất – tư duy của người lãnh đạo, người đứng đầu.
Để giải quyết được tối đa các vấn đề trên. Và để đội nhóm được hoạt động hiệu quả nhất các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi hợp tác với nhau luôn luôn cần phải minh bạch, vì vậy để công việc trôi chảy, ban đầu luôn cần một hợp đồng, biên bản hợp tác kinh doanh với đầy đủ các nội dung: số tiền góp vốn trong thời gian nào; chốt phương án lợi nhuận mong muốn; thời gian, tỉ lệ phân chia lợi nhuận; vai trò, nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của từng người, văn hoá, cách thức làm việc của nhóm mình.
- Thực hiện công việc trên tinh thần trung thực và tương trợ lẫn nhau
- Cần người lãnh đạo đứng đầu có khả năng lãnh đạo và kiến thức trong bất động sản. Cũng như mối quan hệ rộng trong giới bất động sản. Người lãnh đạo cần có đầy đủ tố chất, Tâm huyết, Tầm Nhìn, Tài Năng, Đạo Đức, Tài chính… Để đưa đội nhóm đi lên.
Cảm ơn bạn đã xem bài Khi hợp tác đầu tư trong bất động sản cần lưu ý gì? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.