Thủ tục từ chối di sản thừa kế gồm những gì?

Thủ tục từ chối di sản thừa kế gồm những gì

Thủ tục từ chối di sản thừa kế gồm những gì?

Di sản thừa kế là phần tài sản đã được người mất định đoạt chia lại cho một ai đó theo di chúc hoặc theo pháp luật. Việc để lại di sản thừa kế cho một người được coi là hành vi pháp lý đơn phương. Do vậy, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế đối với phần tài sản mà mình được nhận.

Theo Căn cứ Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chi tiết về từ chối nhận di sản như sau:

“Điều 620. Từ chối nhận di sản 

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

 

phân chia di sản

Quy trình thực hiện thủ tục từ chối thừa kế như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ 

Theo Điều 59 Luật Công chứng, khi muốn từ chối nhận di sản. Người thừa kế phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: 

– Phiếu yêu cầu công chứng; 

– Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật; 

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; 

– Dự thảo Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có); 

– Các giấy tờ nhân thân: CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… Của người từ chối nhận di sản thừa kế. 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu trên thì người từ chối di sản sẽ nộp tại tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng). 

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu công chứng 

Sau khi đến tổ chức hành nghề công chứng, người thừa kế sẽ được Công chứng viên kiểm tra hồ sơ, tài liệu. 

– Hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và giải thích quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc từ chối. Đồng thời sẽ kiểm tra dự thảo (nếu có) hoặc soạn dự thảo văn bản từ chối. Sau khi đọc lại dự thảo, người yêu cầu công chứng sẽ được hướng dẫn ký vào từng trang của văn bản; 

– Hồ sơ không đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và thông báo bổ sung giấy tờ theo quy định. Trong trường hợp yêu cầu từ chối không thể thực hiện được. Công chứng viên sẽ trả lại hồ sơ và giải thích rõ lý do. 

Tiếp nhận và xử lý yêu cầu công chứng 
Tiếp nhận và xử lý yêu cầu công chứng
Bước 3: Công chứng viên ký công chứng và trả kết quả 

– Công chứng viên sẽ yêu cầu người từ chối di sản xuất trình các giấy tờ (bản chính) theo quy định để đối chiếu và ghi lời chứng, ký công chứng; 

– Sau khi đã ký, đóng dấu vào văn bản từ chối. Người yêu cầu công chứng phải trả phí, thù lao công chứng theo quy định. Và nhận lại văn bản từ chối di sản thừa kế đã được công chứng. 

Đặc biệt, khi thực hiện công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Phí và thù lao công chứng được thực hiện như sau:

– Phí công chứng: 20.000 đồng (theo Thông tư số 257/2016/TT-BTC); 

– Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận. Nhưng không được vượt quá mức trần thù lao do UBND cấp tỉnh ban hành (Điều 67 Luật Công chứng 2014).

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thủ tục từ chối di sản thừa kế gồm những gì? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!