Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thế chấp?
Trong các hợp đồng dân sự, hầu hết các bên đều thực hiện nghĩa vụ như đã thoả thuận nhưng trên thực tế không phải nghĩa vụ nào cũng được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Một trong những giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng như tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn để đầu tư sản xuất và nâng cao năng lực của người sử dụng đất. Pháp luật cho phép người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu cần thiết, chính đáng của người lao động.
Bên thế chấp được…
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó bên sử dụng đất (bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp. Người sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý và thực tế cho ngân hàng và tổ chức tín dụng. Cũng như người cho vay khác thực hiện được chức năng và bảo vệ quyền lợi của mình.
Thế chấp quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự vì quyền sử dụng đất chỉ xử lý để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi bên thế chấp quyền sử dụng đất không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trong một quan hệ hợp đồng.
Nội dung thế chấp quyền sử dụng đất Là toàn bộ các điều khoản mà bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận trong hợp đồng. Những điều khoản này xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng:
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải làm thủ tục, đăng ký tại uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. Sau khi đăng ký hợp đồng mới được coi là có hiệu lực. Nếu hợp đồng chưa đảm bảo được các thủ tục mà pháp luật quy định thì hợp đồng đó không có giá trị.
- Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, hạng đất, diện tích, vị trí, thời, hạn thế chấp, xác định phương thức xử lý quyền sử dụng đất…
- Đó là những điều khoản không thể thiếu được trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
Các bên tham gia thế chấp quyền sử dụng đất là bên thế chấp và bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất:
- Bên thế chấp quyền sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân Việt Nam sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ.
- Bên nhận thế chấp có thể là ngân hàng Việt Nam, tổ chức tín dụng Việt Nam nhận thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp. Đối với đất ở, bên nhận thế chấp có thể là tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở trong nước.
Thế chấp quyền sử dụng đất là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Đối tượng của nó là toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng đất. Đối tượng của thế chấp là đất nông nghiệp và đất ở.
Quyền và nghĩa vụ của các bên:
- Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp
- Quyền của bên thế chấp quyền sử dụng đất
- Được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp (đây là điều khác biệt so với thế chấp tài sản thông thường).
- Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất theo phương thức đã thoả thuận;
- Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp.
- Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý;
- Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.
- Nghĩa vụ của bên thế chấp quyền sử dụng đất
- Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp.
- Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp. Xóa việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt;
- Sử dụng đất đúng mục đích, không làm hủy hoại, làm giảm giá trị của đất đã thế chấp;
- Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ bên nhận thế chấp
- Bên nhận thế chấp có quyền:
- Kiểm tra, nhắc nhở bên thế chấp quyền sử dụng đất bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;
- Được ưu tiên thanh toán nợ trong trường hợp xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp.
- Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:
- Cùng với bên thế chấp đăng ký việc thế chấp;
- Trả lại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ đảm bảo bằng thế chấp.
Nếu không hực hiện
Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất. Mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thoả thuận. Thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại toà án.
Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.