Khởi nghiệp bất động sản lưu ý điều gì? Tại sao doanh nghiệp bất động sản mới lại thất nghiệp sau 1 năm?
Ngay trong thực tế ta đều có thể gặp các trường hợp các công ty bất động sản khởi nghiệp một cách rất rầm rộ. Như để nhấn thêm nét sang trọng cho các công ty bất động sản. Hầu hết khi mới bắt đầu đều có hình thức khai trương như nhau, cũng múa lân, tặng hoa, cũng treo banner, dựng standee. Hay đội ngũ nhân viên với đồng phục tươm tất, sang trọng… Kèm theo sự trang trọng là một tinh thần quyết tâm qua những tràng pháo tay giòn giã, những cái vung tay đồng lòng.
Nhưng, có mấy doanh nghiệp bất động sản sống được sau 1 năm khai trương? Tại sao không phải là con số khác? Bởi vì 1 năm là khoảng thời gian khó khăn mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trải qua, vừa đủ để đánh giá khả năng sinh tồn của doanh nghiệp có đủ mạnh để tiếp tục duy trì đi đến đích thành công và đủ để biết được người “cơ trưởng” có đủ năng lực để dẫn dắt phi đoàn bay qua cơn bão dữ hay không.
Rất nhiều ảo tưởng
Ảo tưởng khởi nghiệp doanh nghiệp bất động sản và đâu là lý do các doanh nghiệp bất động sản thất bại sau một năm? Tôi muốn chia sẻ điều này vì thực tế tôi đã gặp rất nhiều.
Rất nhiều người bạn của tôi đã thực sự thành công trong việc trở thành người bán hàng xuất sắc. Mang lại doanh thu rất cao cho doanh nghiệp bất động sản họ đã làm việc. Nhưng chỉ sau 1 năm hay lâu nhất là 2 – 3 năm họ thành lập doanh nghiệp riêng của mình họ thất bại. Thành công chỉ trong một vài tháng thì doanh nghiệp dần chìm nghỉm, kinh doanh không hiệu quả, hoạt động rời rạc không đồng bộ, dòng tiền không có và cuối cùng là nợ nần chồng chất. Đây chính là thất bại điển hình của doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ.
Nếu ai đó là một người kinh doanh bất động sản. Sau đó tự mở doanh nghiệp riêng và chưa được thành công nên nhìn nhận xem xét là quá trình mình đã và đang trải qua. Đây có thể nói là một chủ đề phức tạp. Nhưng tôi muốn nói đến những điều khái quát nhất, dễ gặp nhất ở hầu hết các doanh nghiệp bất động sản non trẻ để mọi người có thể tham khảo.
Sự thành công được tạo thành từ những thất bại
Thực tế, để làm một doanh nghiệp nói chung và một doanh nghiệp bất động sản nói riêng không dễ, không đơn giản như chúng ta nghĩ. Hầu hết 95% doanh nghiệp bất động sản chỉ tồn tại được 1 năm sau. Hoặc doanh nghiệp nào hơn thế thì 2-3 năm sau là thực sự không trụ được. Để thành công được phải cần rất nhiều yếu tố, không chỉ là tập trung duy nhất vào việc “làm màu” và “làm lớn hình thức”, hay chỉ cần biết mỗi việc bán hàng. Nhưng nếu bạn khởi nghiệp thất bại cũng không sao cả. Chúng ta đều hoàn toàn có thể làm lại, sự thành công được tạo thành từ những thất bại.
Rất nhiều người bán hàng thành công trong những tập đoàn bất động sản lớn và quyết định đi ra mở doanh nghiệp của riêng mình. Nhưng một thời gian ngắn sau đã không còn dòng tiền. Vì đã chi phí quá nhiều cho giai đoạn đầu tiên, thu thì không có mà chi thì nhiều. Đây là những bài học vô cùng quan trọng mà tôi đúc kết được trong 12 năm qua. Khi bắt đầu vận hành doanh nghiệp, khi bắt đầu kinh doanh đi vào trong lĩnh vực bất động sản. Những bài học chung mà bất kỳ ai làm bất động sản cũng gặp phải.
Thứ nhất
Đó là chúng ta dễ ảo tưởng về việc làm chủ doanh nghiệp bất động sản, kiếm hàng triệu $ từ việc kinh doanh bất động sản là vô cùng đơn giản. Tuy nhiên lúc đó ta không nhận ra để làm được điều này không hề đơn giản. Chúng ta phải xác định được mô hình kinh doanh. Vậy mô hình kinh doanh của bạn là gì? Bạn xác định làm môi giới thì là chủ sàn bất động sản. Hay nếu là chủ đầu tư thì cần tìm những quỹ đất bất động sản để phát triển hoặc nếu muốn là sàn liên kết cấp hai của sàn cấp một, kể cả chỉ là một nhóm kinh doanh cũng cần hình dung rõ, thế mạnh của bạn là gì và bạn sẽ làm gì.
Điều tối thiểu bạn cần là chọn được cho mình mô hình bạn muốn làm và vẽ ra kế hoạch chi tiết cho mô hình đó. Sau đó tiếp tục xác định các vấn đề cơ bản:
- Mục tiêu thành lập doanh nghiệp của bạn?
- Cấu trúc doanh nghiệp bạn muốn xây dựng cùng với các bước thực hiện là gì. Chúng ta có thể nghĩ lớn nhưng cần hành động từng bước nhỏ và chắc chắn. Không nên ảo tưởng doanh nghiệp ngàn người khi mới bắt đầu.
- Cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách, các thủ tục, quy trình đều cần phải được chuẩn bị kỹ càng.
- Chiến lược kinh doanh cụ thể tiếp theo bạn?
Sai lầm thứ hai
Là nghĩ lớn và làm lớn ngay khi bắt đầu. Tất cả đều rầm rộ, hoành tráng mà không xem xét kỹ dòng tiền, không tập trung vào việc làm thế nào để có nguồn thu. Vấn đề này luôn làm cho dòng tiền dự trữ ra đi nhanh và trong khi chưa có dòng tiền về, doanh nghiệp đương nhiên thất bại.
Sai lầm thứ 3
Chính là bỏ cuộc quá sớm. Khi mới nhìn thấy khó khăn đã nản trí mà từ bỏ. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” – phải qua thách thức và khó khăn thì chúng ta mới có thể phát triển lâu dài được. Chúng ta có thể dễ dàng thấy những doanh nghiệp lớn đều phải đập đi xây lại nhiều lần mới có thể chạm tới thành công.
Sai lầm thứ 4
Là vay quá nhiều tiền để kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính không có kế hoạch. Vay quá nhiều tiền từ các nguồn khác nhau, vay nợ lãi, vay ngân hàng. Vay người nhà không quản trị được rủi ro mà không hề có nguồn thu. Đây chính là dạng “Khởi nghiệp 0 đồng” khiến chúng ta dễ dàng thất bại.
Sai lầm thứ 5
Là không quản lý được doanh thu, chi phí, và dòng tiền. Nhiều người chủ doanh nghiệp phó thác cho kế toán mà không hề biết đến con số. Không biết đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình thì việc đương nhiên gặp phải là thất bại. Khi chuẩn bị làm chủ doanh nghiệp. Bạn cũng nên sẵn sàng kiến thức để hiểu được tài chính của chính công ty mình. Điều này là vô cùng quan trọng.
Khởi nghiệp bất động sản lưu ý Sai lầm thứ 6
Là không có bản dự toán, phương án kế hoạch kinh doanh để thực hiện. Kế hoạch hành động với lộ trình vận hành 1-3 năm với các mục tiêu cần làm và thực hiện với các dự kiến doanh thu, dự kiến lợi nhuận, và các quỹ dự phòng. Là một người làm chủ, ngoài những lưu ý trên. Các bạn cần phải biết về các chiếc lược marketing; chiến lược bán hàng; xây dựng, đào tạo và truyền cảm hứng cho đội nhóm. Chúng ta nên học cách quản trị rủi ro, học cách vận hành trước khi làm chủ doanh nghiệp của chính mình.
Khởi nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào không còn là câu chuyện của những người có đam mê hay nghiệp huyết nữa mà nó còn ở ngay chính những công việc bạn hàng ngày và thái độ của bạn đối với công việc và việc bạn chuẩn bị sẵn sàng cho những điều đó tới đâu, đã đủ để bạn đặt chân một cách vững chãi chưa.
Cảm ơn bạn đã xem Khởi nghiệp bất động sản lưu ý điều gì? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.