Làm thế nào để biết dự án đất nền đủ pháp lý?
Sau khi đã hiểu rõ được hồ sơ pháp lý chuẩn của một dự án. Thông qua các cách sau sẽ giúp cho bạn có thể kiểm tra pháp lý dự án một cách đơn giản, chính xác nhất. Kiểm tra dự án đất nền đủ pháp lý là việc cần thiết phải làm trước khi mua bán, giao dịch. Đây là cách để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bạn trước pháp luật. Phân khúc đất nền từ trước đến nay được đánh giá là kênh đầu tư có sức hút nhiều đất trên thị trường. Nhà đầu tư hay khách hàng đều có nhiều cơ hội để sở hữu những dự án đắc địa. Tính thanh khoản đất nền cũng ở mức tương đối cao.
Tuy nhiên, các dự án đưa ra để thực hiện mua bán, giao dịch. Phải đảm bảo đầy đủ pháp lý dự án theo quy định pháp luật hiện hành. Vậy làm sao để biết được dự án đất nền có đủ tính pháp lý hay không? Có thể kiểm tra tính pháp lý dự án đất nền bằng những cách nào đơn giản, chính xác? Tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây:
1. Tìm hiểu tư cách pháp lý của đơn vị chào bán.
Trên thực tế có rất nhiều công ty mạo danh đơn vị phân phối rao bán dự án với âm mưu chiếm đoạt tài sản. Tránh mọi rủi ro mất tiền có thể xảy ra. Khách hàng nên xác định đơn vị môi giới đó được quyền phân phối. Ký kết hợp đồng chuyển nhượng cũng như thu tiền dự án đó hay không.
2. Tìm hiểu pháp lý.
Khách hàng liên hệ với bộ phận Pháp lý của công ty. Hoặc yêu cầu bên Chủ đầu tư cung cấp các giấy tờ quan trọng sau đây:
- Văn bản xác nhận phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hằng năm của UBND cấp huyện.
- Biên bản xác nhận của UBND cấp Huyện. Về việc Chủ đầu tư dự án đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500.
- Biên lai xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
- Biên bản xác nhận của các Cơ quan chức năng liên quan như Sở quy hoạch kiến trúc đô thị, Sở xây dựng (nếu có).
- Quyết định giao đất/cho thuê đất, Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án (nếu có).
- Giải phóng mặt bằng và bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ năng lực của Chủ Đầu tư, thiết kế,…
Về pháp lý có các cách kiểm tra tính pháp lý của dự án như sau:
1. Bạn tự kiểm tra.
Với cách này, bạn sẽ tự mình tìm hiểu, quan sát, kiểm tra tất tần tật thông tin liên quan đến dự án. Là người mua tinh tế và thông minh, bạn không nên nghe những gì bên bán hoặc môi giới “chiêu dụ” bằng lời ngon tiếng ngọt mà hãy nên cảnh giác. Điều trước tiên, bạn phải xác định được tính pháp lý của dự án đang cần mua trước khi đặt bút ký kết hợp đồng giao dịch. Thành ngữ “Bút sa gà chết” vẫn mang tính thực tế trong trường hợp này. Các lưu ý sau đây sẽ giúp bạn biết được dự án đất nền có đủ điều kiện bán hay không.
Lưu ý 1:
Yêu cầu bên bán hoặc môi giới cung cấp hồ sơ pháp lý cơ bản về dự án bao gồm: Giấy chứng nhận đầu tư dự án. Quyết định giao đất. Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. Thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Qua đó, người mua sẽ xác minh được chủ đầu tư dự án và người có quyền ký kết hợp đồng theo đúng quy định. Không ít trường hợp kẻ xấu dùng chiêu trò đứng ra ký kết hợp đồng mua bán. Nhưng thực tế họ không có quyền thực hiện điều đó.
Với khách hàng “nhẹ dạ cả tin” rất dễ bị rơi vào bẫy mà họ đã giăng sẵn. Khi người mua yêu cầu cung cấp giấy tờ để kiểm tra. Thì họ không cung cấp được văn bản chứng minh đủ điều kiện thực hiện mua bán. Hoặc nếu có thì toàn là văn bản không liên quan, thậm chí là làm giả. Khi phát hiện vấn đề này ngay từ đầu thì người mua không nên tiếp tục trao đổi nữa.
Lưu ý 2:
Yêu cầu được xem bản quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 (đối với dự án bắt buộc phải có theo quy định) đã được phê duyệt trước đó. Quyết định sẽ thể hiện được nội dung quy hoạch chung, quy hoạch từng phân khu. Bao gồm bố trí chi tiết các công trình trên đất, từng ranh giới lô đất và hạ tầng kỹ thuật. Qua đó, người mua sẽ xác định được lô đất mình đang muốn mua nằm ở khu vực nào, vị trí nào của dự án.
Lưu ý 3:
Kiểm tra văn bản nghiệm thu về việc hoàn thành cơ sở hạ tầng về chất lượng, số lượng. Và vị trí phải khớp với nội dung bản quy hoạch 1/500 đã được duyệt. Văn bản nghiệm thu sẽ do địa phương nơi có dự án thực hiện xác nhận. Và đóng dấu nếu hoàn tất đúng quy định. Lưu ý về cơ quan nghiệm thu không phải là đơn vị tư nhân được chủ đầu tư thuê để thực hiện. Thực tế vẫn có trường hợp để “dụ” được khách hàng một cách chuyên nghiệp, tinh vi hơn. Thì họ còn dùng dấu mộc giả cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý 4:
Đến tận nơi để khảo sát, kiểm tra thực tế dự án có phù hợp với quyết định quy hoạch trước đó hay không. Về kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, hạ tầng xã hội phải đảm bảo quy hoạch 1/500. Các công trình, hạ tầng phải kết nối với hệ thống hạ tầng chung khu vực và cung cấp đủ dịch vụ điện, nước, thu gom rác thải,…
Việc này không mất quá nhiều thời gian nhưng đổi lại bạn sẽ hạn chế được rủi ro về sau. Đã có nhiều trường hợp dự án ma, dự án không chính chủ được rao bán khắp nơi và có người gặp phải. Lúc người bán giới thiệu thì dự án nằm ở vị trí này nhưng khi đến khảo sát thực tế thì lại dẫn ra một dự án ở nơi khác. Để tránh được chiêu trò này, bạn phải nắm rõ vị trí, địa chỉ. Hay số thửa chính xác theo bản quy hoạch. Và kết hợp việc xác minh với người dân địa phương, cơ quan thẩm quyền để đảm bảo hơn.
Lưu ý 5:
Yêu cầu người bán chứng minh việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định hay chưa. Bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đóng thuế đất, lệ phí liên quan đất đai khác. Nếu chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ này thì dự án không đủ điều kiện để thực hiện mua bán, chuyển nhượng. Chỉ khi xác định được chủ đầu tư đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì hãy tiếp tục quá trình trao đổi.
Lưu ý 6:
Kiểm tra tình trạng tranh chấp, tài sản có bị kê biên hay không. Vì không ít trường hợp chủ đầu tư đủ điều kiện bán. Nhưng một phần hoặc toàn bộ dự án bị vướng tranh chấp. Hay bị kê biên hoặc đang thế chấp cho ngân hàng. Để chắc chắn điều này, bạn có thể tra cứu thông tin từ internet, tìm đến Văn phòng đăng ký đất đai để xác thực. Trường hợp đã mua những tài sản này thì bạn dễ vướng vào tranh chấp pháp lý tương đối phức tạp giữa nhiều bên. Quyền lợi chính đáng của bạn cũng không được đảm bảo tốt nhất.
Với cách này, đòi hỏi người mua phải bỏ thời gian tìm hiểu, học hỏi nhiều vấn đề pháp lý dự án liên quan. Nhưng với sự hỗ trợ của internet như hiện nay thì không khó để bạn nắm vững các quy định này. Từ đó làm nền tảng để kiểm tra tính pháp lý của dự án đất nền. Hoặc nếu bạn cẩn thận hơn thì có thể áp dụng đồng thời những cách dưới đây. Nhằm đưa đến quyết định chính xác, an toàn hơn. Trong kinh doanh bất động sản, giải pháp an toàn luôn là hướng đi ưu tiên hàng đầu chúng ta nên lựa chọn. Có một câu nói rất hay rằng “cái gì cũng có cái giá của nó”. Đừng vội vàng nhìn thấy lợi ích trước mắt mà tự mình rơi vào bẫy được người khác giăng sẵn đón chờ.
2. Kiểm tra pháp lý dự án đất nền qua ngân hàng.
Việc kiểm tra pháp lý dự án bất động sản thông qua ngân hàng là một trong những cách phổ biến và hiệu quả cao nhất hiện nay. Với nghiệp vụ chuyên môn của mình, ngân hàng sẽ rà soát, soi từng chi tiết pháp lý của dự án. Để tránh tiềm ẩn rủi ro, nỗi lo nợ xấu. Người mua có thể chủ động đến vay vốn để mua đất.
Khi đó, quyết định cho vay hay không của ngân hàng sẽ là thông tin quan trọng để bạn xem xét. Nếu họ đồng ý cho vay tức là pháp lý dự án được đảm bảo đầy đủ theo quy định. Còn họ từ chối việc cho vay là do pháp lý dự án có gì đó mập mờ, tiềm ẩn rủi ro cao. Lúc này, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua dự án. Vì không biết sau đó sẽ gặp phải những rắc rối như thế nào.
3. Tìm đến sự hỗ trợ của luật sư, chuyên gia.
Để đảm bảo tính pháp lý của dự án bạn đang cần mua. Thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư, chuyên gia cũng là cách hiệu quả. Với sự am hiểu về pháp luật cũng như nhiều năm kinh nghiệm của mình. Đây sẽ là nguồn thông tin có độ chính xác cao. Tuy nhiên, bạn phải ra một phần chi phí để thực hiện việc này. Trong quá trình trao đổi trước khi ký kết hợp đồng bạn có thể đi cùng luật sư đến để gặp trực tiếp với người bán. Họ sẽ giúp bạn kiểm tra đầy đủ thông tin thủ tục hành chính ngay từ đầu để đưa ra những lời khuyên kịp thời, tốt nhất có thể.
Trước khi mua, họ sẽ giúp bạn rà soát pháp lý phòng ngừa rủi ro. Và hỗ trợ thương lượng hợp đồng, bảo vệ quyền lợi của bạn. Còn sau khi mua, họ theo dõi, kiểm tra, giám, sát việc thực hiện nghĩa vụ, cam kết giữa các bên.
4. Tìm hiểu qua cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Thông qua cơ quan chức năng. Người mua có thể nhanh chóng kiểm tra được tính pháp lý của dự án một cách chính xác, dễ dàng. Việc này cũng không mất quá nhiều thời gian, công sức. Nhưng đổi lại là sự an toàn, đảm bảo khi bạn thực hiện mua bán, giao dịch. Thực tế hiện nay có nhiều dự án ma, dự án lừa đảo hoạt động với vỏ bọc rất khó để phát hiện ra. Nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhằm hạn chế tình trạng huy động vốn trái phép trong lĩnh vực bất động sản. Hầu hết các địa phương đều hỗ trợ nhiệt tình cho người dân khi có yêu cầu kiểm tra pháp lý.
5. Sử dụng dịch vụ kiểm tra pháp lý dự án đất nền.
Hiện nay, thị trường BĐS phát triển tương đối mạnh mẽ, nhu cầu mua nhà, đất không ngừng tăng cao. Đi cùng với sự phát triển đó là sự xuất hiện này càng nhiều của các dự án ma, không rõ pháp lý. Để giúp người mua có thể giải quyết được những vướng mắc trong khi tìm hiểu các thủ tục đầy đủ của một dự án bất động sản. Thì nhiều công ty luật, công ty chuyên về bất động sản có cung cấp dịch vụ pháp lý dự án rất hữu ích để tham khảo. Qua đó, người mua sẽ có cái nhìn tốt hơn về bất kỳ dự án nào mà mình nhắm tới.
Đồng thời, bạn có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch từ trang web. Hoặc ứng dụng di động đã được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động. Việc tra cứu quy hoạch dự án sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi ký kết hợp đồng mua bán. Tránh gặp phải tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Vì dự án nằm trong diện quy hoạch thường gặp phải nhiều rủi ro cao. Cụ thể là rất khó để bán lại cho người khác, khó khăn trong quá trình xin cấp giấy phép xây dựng. Chỉ được xây tạm công trình, không thể thế chấp vay vốn ngân hàng. Và có thể bị Nhà nước thu hồi (việc bồi thường được quy định chi tiết trong Luật).
Bạn vừa đọc xong bài viết Làm thế nào để biết dự án đất nền đủ pháp lý? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.