Nhận di chúc đất truyền tử lưu tôn có được phép mua bán không?

Nhận di chúc đất truyền tử lưu tôn có được phép mua bán không

Nhận di chúc đất truyền tử lưu tôn có được phép mua bán không?

Đây là câu hỏi của một học viên của tôi muốn hỏi. Bạn ấy được thừa kế từ ông bà di chúc để lại và trong di chúc có ghi là đất “truyền tử lưu tôn”. Thực sự đây cũng là lần đầu tiên tôi được nghe thấy cụm từ này. Vì vậy tôi cũng đã đã tìm hiểu và hỏi từ rất nhiều nguồn uy tín khác nhau để có thể có câu trả lời tốt nhất cho bạn.

Đây là một dạng hình thức di chúc để lại đất cho con cháu. Nhưng mong muốn của các cụ là bất động sản đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác để có thể có nơi để ở, để thờ phụng. Hiện nay, pháp luật thừa nhận và bảo hộ quyền lập di chúc của người để lại tài sản. Tuy nhiên, nội dung di chúc phải tuân thủ các điều kiện pháp luật thì mới có giá trị pháp lý.

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015. Di chúc được định nghĩa như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” 

Với quy định này, di chúc phải có các yếu tố sau: 

+ Thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác; 

+ Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác; 

+ Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.

Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc. Do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau: 

+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;  

+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

lập di chúc minh mẫn
Lập di chúc lúc minh mẫn

Di chúc để lại nhà đất với điều kiện được ở nhưng không được bán

Một di chúc đáp ứng đủ các yếu tố nêu trên và có nội dung để lại nhà đất với điều kiện được ở nhưng không được bán thì có thể được thực hiện theo 02 cách sau: 

+ Cách 1: Dùng căn nhà làm di sản dùng vào việc thờ cúng. 

Theo khoản 3 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015. Người lập di chúc có quyền “dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng”. Như vậy, pháp luật cho phép một người dùng phần tài sản của mình làm di sản thờ cúng. 

Theo Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”. 

Như vậy, để ngăn chặn việc chuyển nhượng căn nhà. Trong di chúc cần nêu rõ việc dùng căn nhà này để thờ cúng và giao cho người thừa kế quản lý. Theo đó, căn nhà là di sản dùng vào việc thờ cúng này không thể phân chia. Người thừa kế được chỉ định quản lý căn nhà cũng không có quyền định đoạt. Nếu không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì căn nhà đó sẽ cho người khác quản lý để thờ cúng. Đây là một cách để ràng buộc người thừa kế không được chuyển nhượng tài sản.

Dùng căn nhà làm di sản dùng vào việc thờ cúng
Dùng căn nhà làm di sản dùng vào việc thờ cúng
+ Cách 2: Viết nguyện vọng không được chuyển nhượng căn nhà vào di chúc. 

Theo khoản 4 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015. Người lập di chúc có quyền “giao nghĩa vụ cho người thừa kế”. Như vậy, nghĩa vụ của người thừa kế được giao trong trường hợp này là không được chuyển nhượng căn nhà. 

Về cách này thì sẽ rất khó để kiểm soát việc người thừa kế có thực hiện theo đúng ý nguyện của người để lại di sản. Bởi theo quy định của pháp luật. Người thừa kế có quyền làm thủ tục để đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà họ được nhận theo di chúc. Khi đã trở thành chủ sở hữu căn nhà. Họ sẽ có toàn quyền của sở hữu theo quy định của pháp luật. Bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Việc bán hay không bán khối tài sản lúc này không chịu một yếu tố ràng buộc nào cả. 

Do đó, để đảm bảo việc mua bán căn nhà là di sản không được diễn ra. Trong di chúc cần nêu rõ nhà đất để lại sẽ được dùng vào việc thờ cúng và giao nhà đất này cho người thừa kế quản lý.

Theo tôi

Theo ý kiến cá nhân tôi xét theo tình, chưa nói đến bất kỳ căn cứ pháp lý nào. Thì mảnh đất đó không nên được mua bán, chuyển nhượng cho người khác người trong gia đình mình trong trường hợp ông bà tổ tiên đã có di nguyện là bất động sản chỉ truyền từ đời này sang đời khác (con, cháu, chắt …những người thân trong dòng họ). Quyền chuyển nhượng ở đây là quyền quản lý.

Thứ hai, tôi cũng xin chia sẻ với bạn là, những người bình thường cũng sẽ rất ngại mua bán giao dịch bất động sản là đất “truyền tử lưu tôn”. Vì đây là di nguyện của người đã khuất. Di nguyện này rất nên được tôn trọng và làm theo. Về tâm linh người mua cũng sẽ rất sợ hãi khi làm di nguyện. Theo truyền thống của người phương đông, đây cũng là điều cấm kỵ.

Việc khó khăn trước mắt mà chỉ giải quyết bằng việc bán đi tài sản mà ông cha để lại thì cũng không thể giải quyết được dứt điểm vấn đề, hết tài sản bạn cũng lại tiếp tục khó khăn. Chúng ta cần có sự kiên trì cố gắng khắc phục, nếu là đất tổ tiên để lại chúng ta nên trân trọng và làm theo những di nguyện mà người đi trước đã để lại, vì đó chính là nền tảng để mỗi người chúng ta có được ngày hôm nay. Hãy nỗ lực hết mình để tìm cách giải quyết khó khăn hiện tại. Sẽ không có gì giá trị hơn sự cố gắng, nỗ lực của bạn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài Nhận di chúc đất truyền tử lưu tôn có được phép mua bán không? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!