Một dự án bất động sản nghỉ dưỡng cần có những giấy tờ pháp lý gì?

Một dự án bất động sản nghỉ dưỡng cần có những giấy tờ pháp lý gì

Một dự án bất động sản nghỉ dưỡng cần có những giấy tờ pháp lý gì?

Khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng trở thành một cơn sóng lớn hút rất nhiều sự quan tâm và túi tiền của rất nhiều khách hàng. Thì việc tìm hiểu pháp lý bất động sản nghỉ dưỡng rất quan trọng. Vậy để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng/lưu trú, hiện tại thị trường có những loại hình nào?

1. Condotel:

Là loại hình căn hộ khách sạn dành cho khách đến lưu trú. Khu đất xây dựng condotel là đất thương mại dịch vụ. Tài sản trên đất có khả năng được cấp sổ sở hữu lâu dài nhưng không hình thành đơn vị ở. Khách mua không được cấp hộ khẩu tại tài sản mà mình sở hữu.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin sau:

“Một số chủ đầu tư đã cam kết với nhà đầu tư thứ cấp sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài. Không hình thành đơn vị ở đối với căn hộ condotel. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy thực tế cuốn sổ đỏ căn hộ condotel nào được cấp. Cam kết này không phù hợp với quy định tại khoản 3 điều 126 Luật Đất đai đã quy định thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức. Để thực hiện các dự án đầu tư không quá 50 năm. Tại những vùng khó khăn thì không quá 70 năm.

Do vậy, theo quy định pháp luật hiện hành. Thì quyền sử dụng đất căn hộ condotel trong các dự án du lịch nghỉ dưỡng. Thì được sử dụng đất có thời hạn (theo thời hạn của dự án), và có thể được gia hạn”.

Condotel

Về pháp lý của condotel

Các văn bản pháp lý bất động sản cho thị trường này chưa có. Chỉ là do chủ đầu tư tự tìm tòi, nghiên cứu sao cho phù hợp với thị trường. Tuy nhiên có chủ đầu tư đưa loại hình này ra thị trường với năng lực tốt. Hay tài chính tốt; quản trị và điều hành tốt. Thì sản phẩm có tính thanh khoản cao và lợi ích cho xã hội. Có chủ đầu tư yếu kém, chỉ vì mục tiêu lợi nhuận. Thì khi đưa ra thị trường không công khai minh bạch thông tin cho khách hàng rõ. Mặt khác đối tượng môi giới vì đồng tiền môi giới của mình mà tư vấn không đúng sự thật. Dẫn tới khách hàng khi mua mà phát sinh tranh chấp, giao dịch. Thì sẽ trở thành người chịu thiệt, nắm dao đằng lưỡi.

2. Căn hộ chung cư:

Nơi người dân cư trú lâu dài và được đăng ký hộ khẩu thường trú. Nếu khách hàng muốn tìm đến loại hình đầu tư căn hộ mà sau này có thể để ở thì phải tìm đến loại hình này. Một số chủ đầu tư có thể cam kết cho thuê trong thời gian ngắn hạn 3-5 năm; đối với loại hình này. Nhưng về mặt bản chất khách hàng phải hiểu đó là chương trình bán hàng. Còn pháp lý vẫn là sở hữu lâu dài.

Ví dụ dự án The sapphire của chủ đầu tư Doji ở Hạ Long; Newlife Tower Hạ Long. Hay Green Bay của Bim group ở Hạ Long.

3. Biệt thự biển.

Những căn biệt thự biển được dùng để kinh doanh dịch vụ lưu trú thường nằm trong 1 quần thể nghỉ dưỡng. Đất mà chủ đầu tư xin để cấp phép kinh doanh nghỉ dưỡng sẽ là đất thương mại dịch vụ. Để được cấp sổ sở hữu lâu dài thì đất thương mại dịch vụ phải được chuyển sang đất ở đô thị.

Một căn biệt thự mà đã có sổ như dưới đây (Dự án Vinpearl Golf Land Nha Trang). Thì quá yên tâm để đầu tư rồi. Nhưng nếu chưa có sổ thì khách hàng cần tìm hiểu. Đất khu dự án đó đã có quyết định chuyển đổi sang Đất xây dựng biệt thự (Đất ở đô thị, đất ở không hình thành đơn vị ở) hay chưa. Nếu đã có thì yên tâm; người mua căn biệt thự gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng ổn định lâu dài.

Trong lúc đợi luật ban hành, để tránh những nhá nhem; lừa đảo thiệt hại cho khách hàng cần phải thật sự tỉnh táo; lựa chọn cho mình một đơn vị môi giới có tâm; xem xét rõ tính pháp lý bất động sản của dự án tại cơ quan chức năng như: sở xây dựng, sở quy hoạch…

Biệt thự biển

Tham khảo thêm hồ sơ pháp lý của một dự án bất động sản nói chung thông thường sẽ bao gồm:
  • Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư dự án: Với giấy phép này thì cần chú ý đến lĩnh vực kinh doanh. Cần có chức năng xây dựng và đầu tư vào các dự án bất động sản thì mới hợp pháp.
  • Sổ hồng quỹ đất: Sổ này cần phải đứng tên chủ đầu tư. Nếu không đứng tên đơn vị bán sẽ chỉ đứng tên là đơn vị phát triển dự án chứ không phải chủ đầu tư của dự án.
  • Bản quy hoạch chi tiết 1/500 và 1/2000: Bản này sẽ chỉ rõ hơn về các thiết kế trong dự án dành cho khách hàng; chủ đầu tư biết rõ hơn. Cũng như biết được tổng diện tích của dự án, mật độ xây dựng ra sao. Và còn rất nhiều chi tiết có trong bản quy hoạch này.
  • Giấy phép đồng ý cho xây dựng: Một công trình nếu không xin được giấy phép xây dựng. Thì nó chỉ mãi là một dự án không khả thi. Chính vì vậy giấy phép xây dựng sẽ quyết định được thế mạnh và hợp pháp của dự án. Dựa vào giấy phép xây dựng của nhà đầu tư có thể biết được tóm tắt về chi tiết xây dựng. Cũng như xác định được các giấy phép này được căn cứ theo pháp luật như thế nào, nơi cấp phép,…
Và 2 loại hồ sơ cuối của dự án bất động sản nghỉ dưỡng cần
  • Biên bản nghiệm thu phần móng: Theo luật bất động sản 15/07/2015. Thì yêu cầu phải có biên bản nghiệm thu phần móng mới được ký hợp đồng mua bán trong dự án bất động sản.
  • Giấy tờ bảo lãnh của ngân hàng: Bão lãnh ngân hàng. Được xem là đơn vị có thể đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó. Để tăng thêm sự uy tín cho doanh nghiệp, tổ chức. Giấy bảo lãnh của bên ngân hàng sẽ đảm bảo được nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư của dự án bất động sản và có thể hình thành trong tương lai. Nếu chủ đầu tư có rủi ro hoặc không thể xây dựng được. Thì phần rủi ro này ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm trả tiền lại cho cư dân thay cho chủ đầu tư dự án. Ngoài ra, còn rất nhiều các loại giấy phép khác cũng cần có để các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư vào dự án. Như: phòng cháy chữa cháy, hồ sơ chuyển nhượng dự án, bảo vệ môi trường,…

Bạn vừa đọc xong bài viết Một dự án bất động sản nghỉ dưỡng cần có những giấy tờ pháp lý gì? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!