Cầm cố sổ đỏ không chính chủ có bị vi phạm pháp luật không?
Có khá nhiều người thắc mắc về vấn đề mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố để vay tiền có được hay không? Bởi nhiều cửa hàng cầm đồ vẫn chấp nhận cầm sổ đỏ không cần đúng chủ. Thậm chí, ngân hàng cũng đồng ý cho thế chấp sổ đỏ không đúng người chủ để vay tiền.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây tôi gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây tôi gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ xác nhận của Nhà nước. Xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của một cá nhân hay tổ chức… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không phải là tài sản. Nên không thể cầm cố mà chỉ có thể đem đi thế chấp.
Thứ hai, theo quy định Điều 188 Luật Đất đai 2013:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186. Và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất. Quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Do đó, chỉ có người sử dụng đất hợp pháp được pháp luật công nhận. Đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Như vậy, không được mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố. Nếu cầm cố được thì cũng chỉ thực hiện tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phi pháp. Trường hợp xảy ra tranh chấp các hợp đồng cầm cố này cũng sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu. Và cơ sở cầm đồ đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cầm sổ đỏ của người khác đi vay tiền ngân hàng hoặc thế chấp.
Căn cứ tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì chỉ có người sử dụng đất hợp pháp được pháp luật công nhận; đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Do đó, trường hợp người nhặt được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Không phải là người sử dụng đất sẽ không được thế chấp quyền sử dụng đất này.
Nếu không có giấy ủy quyền của người sử dụng đất; ủy quyền cho người kia đi vay vốn. Thì giao dịch thế chấp vô hiệu do người không có thẩm quyền ký kết. Ngoài ra, việc thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng phải có chữ ký của từng người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thì giao dịch vay tiền giữa người thế chấp và ngân hàng mới hợp pháp. Vì vậy, khi bạn nhặt được sổ đỏ của người khác; mà đi vay tiền tại Ngân hàng thì sẽ không thực hiện được.
Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.