Có nên mua bán nhà đất qua vi bằng không?

Có nên mua bán nhà đất vi bằng không

Có nên mua bán nhà đất qua vi bằng không?

Hình thức mua nhà thông qua vi bằng hiện nay được áp dụng rất nhiều. Tuy nhiên, hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua. Nếu chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của vi bằng và áp dụng không đúng mục đích.

Mua bán nhà đất qua vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Sau đó, Thừa phát lại lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức để dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các mối quan hệ pháp lý khác. Mua nhà qua vi bằng được hiểu là người mua và người bán làm hợp đồng trước sự chứng kiến của Thừa phát lại mà không đem đi công chứng. Như vậy, việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không có giá trị pháp lý và không phù hợp với quy định của pháp luật.

Hiện tượng mua nhà qua vi bằng đang phát triển rầm rộ thời gian gần đây. Khi search từ khóa “mua nhà vi bằng” trên Google, sẽ có khoảng 274.000.000 kết quả sau 0,40s. Các thông tin trên đã đủ thể hiện việc các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng việc lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại để trục lợi ngày càng nhiều. Mặc dù căn nhà đó không thuộc quyền sở hữu của họ. Thậm chí, các đối tượng lừa đảo còn không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng minh sở hữu căn nhà nhưng vẫn ngang nhiên đăng bán.

​​Việc chuyển nhượng qua vi bằng thông thường là mua, bán những căn nhà “ba chung” (chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung giấy phép xây dựng, chung số nhà). Đồng thời, hình thức mua nhà này được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý. 

Mua bán nhà đất qua vi bằng là gì

Theo quy định của pháp luật. Mua bán nhà đất bắt buộc phải công chứng hợp đồng tại văn phòng công chứng. Vì vậy, mua nhà bằng cách lập vi bằng không có giá trị pháp lý và không phù hợp với quy định của pháp luật.

Mua bán nhà vi bằng gặp rất nhiều rủi ro. Cụ thể:  

  • Chủ nhà mới sẽ gặp rủi ro, hạn chế trong việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng,… Do hợp đồng mua bán không có giá trị pháp lý. Bởi vậy, việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.
  • Khó khăn trong các thủ tục pháp lý.
  • Nếu mua nhà ở đang bị thế chấp ngân hàng thì sẽ phát sinh tranh chấp không đáng có. Mua căn nhà được bán cho nhiều người. Khiến các người mua phải đi tranh chấp một căn nhà.

Hy vọng, bạn sẽ đưa ra được quyết định có nên mua nhà vi bằng không. Để tránh trường hợp mất trắng nhà ở. Người dân có nhu cầu giao dịch nhà ở cần liên hệ UBND cấp xã nơi có bất động sản cần giao dịch để tìm hiểu kỹ thông tin và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!