Đất trồng cây vùng ven lâu năm có nên mua không?

Đất trồng cây vùng ven lâu năm có nên mua không

Đất trồng cây vùng ven lâu năm có nên mua không?

Dựa trên những diễn biến thực tế của thị trường bất động sản 2020 hiện nay. Cụ thể là tình hình mua bán đất trồng cây lâu năm ở khắp nơi. Có thể nhận thấy một số rủi ro mà người mua có thể gặp phải như sau:

Đất không đảm bảo pháp lý

Khi mua đất trồng cây lâu năm nên chú ý vấn đề pháp lý từ tổng thể đến chi tiết. Tất cả phải đảm bảo hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật về đất đai hiện hành. Được biết, trong mua bán bất động sản thì tính pháp lý của một bất động sản bất kỳ luôn là “chìa khóa” mà mọi người nên “cầm” chắc trong tay. Việc mua đất trồng cây lâu năm không đủ pháp lý sẽ để lại nhiều hậu quả về sau. Gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của chính người mua.

Cụ thể, hợp đồng mua bán cũng như các giấy tờ liên quan đều không được pháp luật công nhận. Khi đó, bạn không thể thực hiện đầy đủ các quyền chung của người sử dụng đất như đã quy định trong Luật đất đai. Và thửa đất đó cũng không đủ điều kiện để bán lại. Hoặc cố tình rao bán thì cũng không dễ dàng tìm được người mua. Còn trường hợp có tranh chấp, thưa kiện xảy ra thì rất khó để bảo vệ được lợi ích của mình một cách tuyệt đối. 

Vì vậy, nên tránh càng xa càng tốt những dự án không đảm bảo pháp lý, thông tin pháp lý còn mập mờ, thiếu minh bạch. Tính pháp lý đất trồng cây lâu năm phải được đặt lên hàng đầu. Trên thực tế, ngay cả những người có kinh nghiệm nhiều năm về nhà đất cũng không dám liều lĩnh để đầu tư, mua bán. “Cái gì cũng có cái giá của nó”, và nếu đó thực sự là “miếng mồi ngon” thì biết bao người đã đổ xô đi săn lùng trước bạn rồi.

tránh càng xa càng tốt những dự án không đảm bảo pháp lý

Đất bị vướng quy hoạch

Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc quy hoạch sử dụng đất ở một số nơi để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường là điều cần thiết phải có. Ví dụ như đất quy hoạch cây xanh để trồng cây, công viên, vườn hoa phục vụ cho mục đích cộng đồng hay quy hoạch đất giao thông để phục vụ cho mục đích xây dựng cầu, đường xá công cộng,… 

Đất trồng cây lâu năm vướng quy hoạch thường gặp phải nhiều rủi ro về pháp lý. Liên quan đến việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn. Tuy nhiên, việc mua bán đất vướng quy hoạch không hẳn là rủi ro hết. Đôi lúc, vẫn có nhiều cơ hội cho những ai nắm bắt kịp thời.  Về mặt rủi ro, đất có thể bị Nhà nước thu hồi theo các trường hợp được quy định trong Luật đất đai. Mức bồi thường cũng tùy thuộc vào các trường hợp mà có sự khác nhau. Trường hợp đất nằm trong quy hoạch và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cơ quan thẩm quyền thì người sử dụng đất sẽ bị hạn chế một số quyền chung. 

Về mặt cơ hội, đất vướng quy hoạch thường được bán với mức giá tương đối rẻ. Mà vấn đề này có thể thay đổi, dỡ bỏ hay điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong tương lai chúng ta không biết trước được. Người mua nên cân nhắc ở từng trường hợp khác nhau mà đưa ra quyết định cho chính xác.

Tình trạng bán đất lừa đảo

Thực tế hiện nay không ít những trường hợp một số người lợi dụng chiêu trò quảng cáo để chiêu dụ khách hàng “non nớt” trong vấn đề đất đai. Theo đó, tình trạng dễ gặp phải nhất là những người này rêu rao có nhiều quan hệ với các “sếp” trong ngành. Mọi thủ tục đất đai như chuyển mục đích sử dụng đất, xây nhà trên đất trồng cây lâu năm không phải lo ngại vấn đề pháp lý. Chưa dừng lại ở đó. Họ còn rao bán đất trồng cây lâu năm với giá rẻ chỉ bằng 50% thị trường nhằm đánh vào tâm lý người mua. Với những ai không có nhiều kinh nghiệm thì rất dễ bị sập bẫy.

Nhiều chiêu trò tinh vi

Nhiều tổ chức, công ty hoạt động chui liên tục “vẽ” ra nhiều dự án ma. Sau đó kêu gọi khách hàng góp vốn đầu tư. Họ đưa ra hàng loạt cam kết siêu hấp dẫn nhằm che đi sự thật đằng sau đó. Khách hàng muốn mua đất phải đặt cọc trước theo yêu cầu của bên đó. Các thủ đoạn hết sức chuyên nghiệp và tinh vi nên người mua không dễ dàng nhận biết được từ đầu. Khi phát hiện ra thì những tổ chức, công ty “hàng đầu khu vực” này không còn thấy bóng dáng nữa. Khách hàng đứng trước nguy cơ bị mất trắng toàn bộ quyền lợi của mình. 

Các vụ lừa đảo quy mô lớn, nổi bật trong những năm gần đây hy vọng sẽ là lời cảnh tỉnh kịp thời cho nhiều người. Từng giai đoạn tìm hiểu ban đầu đến việc đưa ra quyết định cuối cùng phải dựa trên những căn cứ rõ ràng, chính xác. Vì những gì “mắt thấy, tai nghe” chưa chắc đã là sự thật.

Nhiều chiêu trò tinh vi

Khó khăn khi lên thổ cư

Đất trồng cây lâu năm muốn lên thổ cư phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo Luật đất đai hiện hành. Cụ thể là quy định về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chính sách quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương khác nhau. Không phải tất cả đất trồng cây lâu năm đều có thể lên thổ cư hay nói đơn giản là xây nhà để ở. Người mua cần phải lưu ý với những thông tin rao bán tràn lan ở khắp nơi. 

Được biết thì đất nông nghiệp thường không có sự “hấp dẫn” cao trên thị trường hiện nay. Trừ một số nơi có những điều kiện phát triển đặc biệt. Cụ thể như là có thể chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang thổ cư một cách dễ dàng, nhanh chóng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Cũng chính vì thế mà người bán, môi giới thường nhấn mạnh vào điều này. Bên cạnh đó, đất trồng cây lâu năm không được lên thổ cư. Thì việc rao bán lại cho người khác cũng mất nhiều thời gian hơn. Lợi ích nhận được thường cũng không quá cao. Người mua cần lưu ý kiểm tra thông tin một cách kỹ lưỡng hơn.

Dễ bị “treo vốn”

Giá đất trồng cây lâu năm hiện nay tương đối rẻ so với nhiều phân khúc bất động sản khác. Nếu bất kỳ ai mua được mảnh đất này nhưng có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất thổ cư thì lợi nhuận là rất lớn. Sự chênh lệch giá giữa đất nông nghiệp và đất thổ cư. Cũng được xem là lý do mà nhiều người đang “săn lùng” khắp nơi. Đất thổ cư cũng có tính thanh khoản cao hơn, người mua có thể bán lại nhanh chóng sau đó. Tuy nhiên, “miếng mồi ngon” lúc nào cũng không dễ dàng “nuốt trôi”. 

Cần kiến thức sâu rộng về BĐS

Muốn đầu tư bất động sản sinh lời cao trong trường hợp này. Đòi hỏi người đầu tư phải am hiểu nhiều về pháp lý lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Như đã đề cập trước đó, không phải thửa đất trồng cây lâu năm nào cũng có thể chuyển đổi sang đất thổ cư. Nếu mua lầm những thửa đất như thế thì rủi ro bạn sẽ bị “treo vốn” là rất cao. Vì thửa đất đó có thể đang gặp phải vấn đề pháp lý và phải mất nhiều thời gian để làm lại thủ tục. Hoặc nếu đảm bảo về pháp lý rồi nhưng không lên được thổ cư. Thì hấp lực của nó không đủ sức “thuyết phục” người mua khác.

Thay vào đó, với số tiền này bạn có thể lựa chọn phân khúc bất động sản khác an toàn hơn. Hay đầu tư ở một số lĩnh vực khác. Từ những rủi ro và kinh nghiệm chia sẻ trên đây. Cũng cho thấy được việc mua bán đất trồng cây lâu năm cũng gần giống như việc mua bán, chuyển nhượng các loại hình bất động sản phổ biến khác. Luôn có hai mặt tồn tại song song trong đó. Và tùy thuộc vào quan điểm của bạn mà đưa ra sự lựa chọn cho phù hợp.

đảm bảo về pháp lý

Vậy có nên mua Đất trồng cây vùng ven lâu năm không?

Không thể tìm được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này được. Vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Không thể đơn thuần đưa ra một quyết định chọn mua vì “cảm thấy” nó có nhiều tiềm năng sinh lời. Hoặc không thể phủ nhận lợi ích nhận được từ việc mua bán, đầu tư đất trồng cây lâu năm.

Bạn nên mua khi:
  • Khi chắc chắn mảnh đất đó có đầy đủ giấy tờ pháp lý, còn hạn sử dụng;
  • Khi xem xét mảnh đất đó có khả năng chuyển đổi thành đất thổ cư (nếu sau này muốn xây dựng nhà ở hoặc sẽ bán được với giá cao);
  • Khi kiểm tra và đất không nằm trong diện quy hoạch của Nhà nước;
  • Khi giá cả phù hợp so với thị trường;
  • Khi đất màu mỡ, phì nhiêu để có thể canh tác ổn định, hiệu quả.
Bạn không nên mua khi:

Khi không có đủ các điều kiện nói trên. Thì bạn nên cân nhắc thật kỹ việc có nên mua hay không? Nếu mua thì sẽ gặp phải những rủi ro gì?

Cảm ơn bạn đã xem Đất trồng cây vùng ven lâu năm có nên mua không? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!