Đầu tư những bất động sản vùng ven không đủ tính pháp lý cần lưu ý

Đầu tư những bất động sản vùng ven không đủ tính pháp lý cần lưu ý

Đầu tư những bất động sản vùng ven không đủ tính pháp lý cần lưu ý

Với xu thế đầu tư hiện nay, bất động sản vùng ven đang nóng lên từng ngày. Có những rủi ro khiến bạn trắng tay khi đầu tư bất động sản vùng ven không rõ pháp lý. Hiện nay, các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang dần chuyển hướng sang đất nền vùng ven. Bởi hiện tại nhà đất ở các thành phố lớn đã quá cạnh tranh và dần trở nên bão hòa. Tuy nhiên không phải ai đầu tư cũng sinh lợi nhuận. Có người “hốt bạc” nhờ đất vùng ven nhưng cũng lắm người thất bại.

Để tránh nhận phải “trái đắng” khi ôm đất vùng ven. Nhà đầu tư cũng nên lưu ý các rủi ro có thể mắc phải sau:

1. Mua nhầm đất nông nghiệp 

Dù đất mua để ở hay đầu tư thì pháp lý dự án cũng chuyển quyền sử dụng đất sang thổ cư. Bởi, chỉ có đất thổ cư mới được phép xây dựng nhà ở, dễ dàng giao dịch, có tính thanh khoản cao và tiềm năng sinh lời khả quan.  Đất nông nghiệp vừa không được xây dựng công trình vừa đòi hỏi rất nhiều điều kiện để được phép chuyển nhượng hợp pháp đối với bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Vì vậy cần xem xét kỹ pháp lý dự án trước khi đầu tư.

2. Đất bị cấm giao dịch 

Khi thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước” sẽ bị cấm giao dịch. Do đó, người mua cần chú ý tính pháp lý dự án để tránh tình trạng mua trúng thửa đất bị cấm giao dịch. 

3. Dự án chưa được cấp phép đầu tư 

Trước khi ký hợp đồng mua bán, nhà đầu tư bất động sản phải kiểm tra phê duyệt của quy hoạch chi tiết 1/500, quyết định giao đất hoặc sổ đỏ tổng thể. Nếu chưa đầy đủ các văn hồ pháp lý dự án trên. Bạn không nên đầu tư để tránh hệ lụy khó lường về sau.

Dự án chưa được cấp phép đầu tư 

4. Đất nền không có sổ hồng riêng 

Pháp lý dự án đất nền không có sổ hồng riêng có khả năng gặp phải một số rủi ro như: mất rất nhiều thời gian, công sức để có được sổ riêng; rắc rối khi xây dựng hoặc chuyển nhượng. Đất nền chưa có sổ hồng riêng cũng rất khó để định vị, đo đạc thửa đất ấy trên mảnh đất chung. 

Do đó, khách hàng chỉ nên đầu tư đất nền dự án đã có sổ hồng riêng để có thể thực hiện xây dựng hoặc giao dịch theo ý muốn ngay sau khi nhận đất. 

5. Đất nền không đủ diện tích tối thiểu sau tách thửa 

Đây là rủi ro đi kèm với tình trạng đất không có sổ hồng riêng vì quy định về diện tích tách thửa tối thiểu có sự khác nhau giữa 63 tỉnh/thành trên cả nước, chia từng khu vực trong một địa phương, chia theo đất ở chưa có nhà/đất có nhà hiện hữu. Nếu diện tích đất sau tách thửa không đủ diện tích theo quy định sẽ gặp nhiều rắc rối trong việc xin cấp sổ hồng.

6. Đất nền chưa giải chấp trước khi ký hợp đồng mua bán 

Tính pháp lý dự án đất nền không cấm việc thế chấp bất động sản. Bất động sản đang thế chấp cũng được rao bán với điều kiện phải giải chấp trước khi ký hợp đồng mua bán. Do đó, khách hàng phải tìm hiểu chính xác tình trạng pháp lý dự án trước khi quyết định xuống tiền. Thậm chí nên chắc chắn trước khi đặt cọc. 

7. Chủ đầu tư chưa nộp đủ thuế đất trước khi giao dịch 

UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Xây dựng không giải quyết các thủ tục chuyển nhượng dự án và không cho phép chủ đầu tư bán sản phẩm bất động sản cho khách hàng đối với các trường hợp chủ đầu tư chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Điều này giúp hạn chế những rủi ro đáng tiếc trong quan hệ tín dụng, giao dịch. Nếu mua nhầm bất động sản có pháp lý dự án mập mờ về nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Khách hàng có thể gặp phải rắc rối như không được cấp sổ đỏ, thế chấp ngân hàng và xây dựng… 

Để biết chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước chưa. Bạn có thể yêu cầu chủ đầu tư cam kết hoặc cung cấp thông tin tài liệu để chứng minh việc hoàn thành khi ký kết hợp đồng mua bán. Hoặc liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xin cung cấp thông tin.

Chủ đầu tư chưa nộp đủ thuế đất trước khi giao dịch 

8. Đất chưa được Sở Xây dựng cho phép xây nhà 

Đất chưa được cấp phép xây dựng khi chưa đáp ứng các điều kiện về giấy tờ hoặc địa điểm xây dựng. Do đó Nhà nước chưa đồng ý cấp phép cho phép xây dựng. Thông thường, nếu mua bất động sản riêng lẻ. Bạn có thể coi thông tin trong quyền sử dụng đất. Trường hợp đất thổ cư sẽ được phép xây dựng. Nếu bạn mua đất trong dự án khu đô thị thì chỉ cần kiểm tra thông tin quy hoạch. Phần nào không phải để xây nhà ở thì không được xây dựng. 

9. Thông tin quy hoạch giao thông sai lệch 

Thông tin quy hoạch giao thông khu vực cận kề dự án thường được các chủ đầu tư giới thiệu đến khách hàng một cách chi tiết. Nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng trung thực, trình bày các dự án đã được quy hoạch. 

Có những dự án hoàn toàn thất thiệt, do chính doanh nghiệp vẽ ra để đánh lừa người mua. Đầu tư nhầm những dự án này. Bất động sản của bạn sẽ không đảm bảo về giá trị thực, tính thanh khoản và tiềm năng sinh lời.

10. Dính bẫy sốt đất ảo 

Bẫy sốt đất ảo là tình trạng rất thường gặp trên thị trường đầu tư bất động sản. Nếu mua đất ngay các cơn sốt đất. Bạn có thể phải trả cái giá cao hơn giá trị thực của sản phẩm và sau khi cơn sốt lắng xuống. Giá đất phải mất một khoảng thời gian để quay về giá lúc mua vào. 

Do đó, nếu chưa có kinh nghiệm đầu tư hoặc mua nhà đất để ở. Bạn nên tránh những cơn sốt đất. Ngoài ra, bạn có thể nhờ sự tư vấn của các đơn vị tư vấn đầu tư bất động sản để nghe phân tích, hướng dẫn.

Đầu tư những bất động sản vùng ven không đủ tính pháp lý cần lưu ý! Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!