Khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cần lưu ý điều gì để tránh rủi ro?
Bất động sản nghỉ dưỡng đã gây nên một cơn sốt và thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư. Với rất nhiều ưu điểm nổi trội so với các kênh đầu tư truyền thống (đầu tư vàng, ngoại tệ, chứng khoán) như việc thảnh thơi; an nhàn khi đầu tư; có dòng tiền đều đặn cũng như có thêm thời gian cho gia đình. Bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang chiếm những thị phần rất lớn trong lượng giao dịch thời gian vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng sẽ có những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Để lường trước được rủi ro của việc đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, chúng ta cần hiểu đúng về kênh đầu tư trước.
Bất động sản nghỉ dưỡng là loại hình BĐS được xây dựng với dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng. Điển hình là phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.
Đặc điểm của các sản phẩm nghỉ dưỡng thường là:
- Được xây dựng tại các vị trí đẹp (hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ nghỉ dưỡng…). và phải ở nơi có du lịch phát triển.
- Ưu tiên các vùng ven biển hoặc đồi núi nhiều phong cảnh đẹp.
- Sản phẩm được kết hợp với các hạ tầng: hạ tầng giao thông; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng (khu vui chơi giải trí, khu chăm sóc sắc đẹp, spa, nhà hàng, bar, bể bơi,…). Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Loại hình đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng còn có đặc trưng là kinh doanh với hình thức timeshare lợi nhuận. Theo đó, nhà đầu tư không cần tự mình đứng ra quản lý hay vận hành dự án. Chủ đầu tư sẽ thuê một đơn vị quản lý ngoài để vận hành khai thác công suất phòng của dự án. Lợi nhuận sẽ được timeshare sau khi trừ chi phí vận hành. Thông thường mức lợi nhuận nhà đầu tư được timeshare sẽ từ 80 – 90%/năm.
Bất động sản nghỉ dưỡng nhìn chung thường gặp phải những rủi ro sau đây. Nhà đầu tư khi đầu tư thì cần nghiên cứu kỹ để chủ động kiểm soát rủi ro.
1. Rủi ro đến từ điều kiện tự nhiên:
Khí hậu, thiên tai, dịch bệnh là những rủi ro đến từ tự nhiên. Với ngành du lịch nghỉ dưỡng thì yếu tố tự nhiên sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả sinh lời của sản phẩm nghỉ dưỡng. Vị trí không tốt, khí hậu nhiều bất ổn cùng với thiên tai xảy ra thường xuyên thì chắc chắn không thể nào là điểm hấp dẫn đối với du khách.
2. Rủi ro đến từ chất lượng sản phẩm:
Rủi ro nếu chọn sản phẩm không phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Sản phẩm không có khách hàng mục tiêu cụ thể hoặc phân khúc khách hàng không bền vững sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sinh lời.
3. Rủi ro về thương hiệu:
Thương hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới lựa chọn của du khách. Thương hiệu tốt dĩ nhiên du khách sẽ tin tưởng hơn. Ngoài thương hiệu của chủ đầu tư, nhà đầu tư cũng cần phải tìm hiểu về đơn vị quản lý vận hành dự án. Phải biết HỌ LÀ AI trên thị trường?
4. Đơn vị quản lý & vận hành dự án:
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sinh lời của sản phẩm. Nếu đơn vị quản lý & vận hành không chuyên nghiệp; thuê thời vụ thì công suất phòng và sự vận hành của sản phẩm nghỉ dưỡng cũng không được đảm bảo.
5. Rủi ro đến từ năng lực tài chính của Chủ đầu tư:
Đây là yếu tố để đảm bảo dòng lời cho các nhà đầu tư. Ít nhất là trong những năm đầu Chủ đầu tư cần phải cam kết lợi nhuận với nhà đầu tư. Nếu năng lực tài chính yếu kém thì việc mạnh tay để chi cho phát triển dự án. Ở giai đoạn đầu còn chưa ổn định cũng là việc khó khăn. Lúc ấy, việc đảm bảo dòng lời như cam kết cũng là vấn đề nan giải. Các khoản đầu tư biệt thự biển thường ở xa và giá trị đầu tư cao. Nên nhà đầu tư luôn băn khoăn về những cam kết xây dựng về sản phẩm mà họ sẽ nhận được trong tương lai.
Liệu sản phẩm sau khi nhận được có như mong đợi hay không? Một loạt câu hỏi được đặt ra khiến cho nhiều chủ đầu tư rất đau đầu trong việc thuyết phục các nhà đầu tư.
6. Rủi ro năng lực pháp lý.
Trong lĩnh vực đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng rủi ro pháp lý dù rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư. Rủi ro xảy ra trong quá trình thẩm định năng lực pháp lý chủ đầu tư. Khi không có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định hiện hành. Chính vì vậy, với mỗi nhà đầu tư trước khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hay bất cứ một loại hình bất động sản nào. Cũng nên tìm hiểu rất kỹ càng tính pháp lý của bất động sản mình đang giao dịch.
Ví dụ như:
Bất động sản đó có được cấp phép đầy đủ từ các cơ quan có thẩm quyền không? Bất động sản đó có đang trong tình trạng tranh chấp hay không? Bất động sản có nằm trong khu quy hoạch dự án của thành phố không?… Chính những việc này sẽ giảm thiểu tối đa những rủi ro về sau. Tránh xảy ra những trường hợp tranh chấp hay kiện tụng không cần thiết. Và cũng để đảm bảo quyền lợi tối đa của anh chị trong quá trình đầu tư.
Khi đã xác định được khó khăn đến từ đâu. Nhà đầu tư sẽ không khó để lựa chọn đúng dự án và hạn chế được tối đa những rủi ro, bất lợi có thể gặp phải. Hãy cân nhắc đến những yếu tố có thể rủi ro để đánh giá một dự án bạn đang nhắm tới. Nếu tất cả đều được đảm bảo rõ ràng, minh bạch và tiềm năng thì bạn có thể đầu tư. Tuy nhiên, đôi khi điều đó cũng làm mất nhiều thời gian, công sức của bạn. Vì vậy bạn nên có một chuyên gia bất động sản hỗ trợ để công cuộc đầu tư của bạn được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
7. Rủi ro về tính thanh khoản.
Trong thực tế loại hình đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng có tính thanh khoản thấp hơn các loại hình đầu tư khác. Như: nhà phố, chung cư, đất nền. Thích hợp với đầu tư dài hạn “con gà đẻ trứng vàng” nhiều hơn là mang tính lướt sóng. Vì vậy nhà đầu tư cần xác định rõ mục tiêu đầu tư ngay từ đầu.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cần lưu ý điều gì để tránh rủi ro? Mời bạn xem thêm chia sẽ kênh Youtube Phạm Văn Nam