Làm sao để hạn chế rủi ro khi đầu tư bất động sản?
1: Mua nhà đất phải đi xem tận mắt
Khi mua bán nhà đất, bạn nhất định phải đi thực tế để xem xét thật kỹ nhà đất định mua. Bạn nên đi cùng người có kinh nghiệm để đánh giá hình dáng thửa đất, khu vực giáp ranh, đường đi vào, không gian xung quanh. Đồng thời, bạn hãy quay trở lại một vài lần vào thời điểm khác nhau trong ngày. Để kiểm tra an ninh, môi trường sống xung quanh căn nhà. Đặc biệt, bạn nên hỏi thăm hàng xóm, tổ trưởng tổ dân phố về chủ nhà. Xem xem họ có đang ngộp “nợ” (cảnh giác căn nhà đã bị thế chấp) hay nhà đất có vướng mắc tranh chấp với người khác,…
2: Các cơ quan giúp bạn xác minh giấy tờ
Để tránh lừa đảo mua bán nhà đất. Bạn cần kiểm tra giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Đề nghị chủ nhà hoặc môi giới cho xem bản chính có mộc đỏ của các loại giấy tờ.
- Phòng công chứng: Bạn cũng cần liên hệ với phòng công chứng để kiểm tra tình trạng giao dịch.
- Địa chính cấp xã: Bạn liên hệ với địa chính cấp xã để kiểm tra thông tin về việc có tranh chấp hay không. Có vấn đề gì phát sinh liên quan quá trình sử dụng đất, nhà.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận/ huyện: Bạn đến với phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra các thông tin về việc thửa đất có quy hoạch, có bị thu hồi hoặc các hạn chế khác không.
Khi cảm thấy mọi thông tin đều hài lòng, bạn cần đề nghị chủ nhà đất cung cấp các giấy tờ khác như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (trường hợp ly hôn hoặc chưa kết hôn cần giấy xác nhận tình trạng nhân thân)… và bạn chụp lại và lưu trữ để sử dụng khi thực hiện các thủ tục công chứng sau này.
3: Không nên dồn tiền thanh toán 1 lần
Để hợp đồng đặt cọc được chặt chẽ. Bạn nên liên hệ với phòng công chứng để được tư vấn đầy đủ và soạn thảo văn bản đặt cọc chuẩn chỉnh. Tiền đặt cọc nên tính toán sao cho phù hợp với giá trị nhà đất. Phòng trường hợp chủ nhà đổi ý không muốn bán hoặc bạn không muốn mua. Bên cạnh đó, bạn không nên dồn tiền thanh toán 100% trong 1 lần duy nhất mà nên chia số tiền thanh toán thành nhiều đợt. Như: tiền đặt cọc, thanh toán lần một khi ký hợp đồng, thanh toán đợt cuối khi sang tên xong.
4: Lưu ý khi ký hợp đồng chuyển nhượng
Hợp đồng chuyển nhượng sẽ do phòng công chứng soạn thảo dựa trên hồ sơ bạn cung cấp và các thỏa thuận của hai bên mua và bán. Khi ký hợp đồng và bạn giao tiền. Thì bên bán giao bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và các giấy tờ tùy thân khác mỗi loại 3 bản chứng thực. Lúc này, bạn nên lập văn bản giao nhận viết tay, có người làm chứng.
5: Lưu ý khi làm thủ tục sang tên
Trong vòng 10 ngày kể từ khi ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. Bạn cần đăng ký trước bạ sang tên nhà đất tại bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký nhà và đất thuộc UBND cấp quận/ huyện. Sau khoảng 10-15 ngày. Bạn sẽ theo giấy hẹn đến bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký nhà và đất. Để nhận rồi nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ. Sau khi nộp thuế, bạn mang biên lai đến bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký nhà và đất, họ sẽ trả kết quả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài Làm sao để hạn chế rủi ro khi đầu tư bất động sản? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.