Nếu hợp tác đầu tư thì phân chia lợi nhuận dự án bất động sản như thế nào?

Nếu hợp tác đầu tư thì phân chia lợi nhuận dự án bất động sản như thế nào

Nếu hợp tác đầu tư thì phân chia lợi nhuận dự án bất động sản như thế nào?

Điều này rất khó để nói rõ tất cả các trường hợp, vì mỗi trường hợp các bạn đều có cam kết với nhau theo mục tiêu và cách thức của riêng mình.Tuy nhiên nếu khi hợp tác bạn có hợp đồng thỏa thuận các vấn đề thì khi phân chia sẽ được áp dụng dễ dàng hơn. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Luật Nhà ở quy định về vốn cho việc phát triển nhà ở thương mại:

“Điều 69. Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại…

2. Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.”

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015. Về ký kết hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở:

“a) Trường hợp ký hợp đồng huy động vốn theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các hình thức, điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở và quy định tại Khoản 3 Điều này.

Bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết quy định tại điểm này chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng; chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn quy định tại điểm này hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở”.

ký kết hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở

Phụ thuộc vào thỏa thuận

Hợp đồng hợp tác kinh doanh thể hiện sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các chủ thể kinh doanh, tự nguyện, bình đẳng về địa vị pháp lý khi ký kết hợp đồng. Để việc kinh doanh tiến hành thuận lợi, tránh những tranh chấp không đáng có về sau. Nội dung hợp đồng khi thỏa thuận phải có đầy đủ các điều khoản. Thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của đôi bên.

Như vậy, trong trường hợp 2 bản thỏa thuận phân chia vốn góp theo hợp đồng hợp tác kinh doanh thì việc phân chia lợi nhuận sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của 2 bên sao cho phù hợp nhất với công sức và tài sản mà các bên bỏ ra. Lưu ý khi thỏa thuận, nên thỏa thuận cụ thể và rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên để tránh sau này gây ra tranh chấp không đáng có.

Vậy, nếu có ý định hợp tác đầu tư về bất động sản hay bất kì loại sản phẩm kinh doanh nào khác. Bạn nên chuẩn bị cho mình một bản hợp đồng hợp tác/góp vốn rõ ràng với đối tác của mình.

Trong hợp đồng hợp tác các bên cần phải thỏa thuận những nội dung chủ yếu như sau:

-Tên, địa chỉ những thông tin để nhận diện nhà đầu tư

– Nội dung, phương thức hợp tác

– Nguyên tắc, thời hạn hợp tác Quyền và nghĩa vụ của các bên…

– Một điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng hợp tác là điều khoản về phân chia lợi nhuận. Điều khoản này sẽ xác định phần lợi nhuận mà các bên được hưởng trong quá trình thực hiện dự án. Việc phân chia lợi nhuận sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng thông thường các bên thường dựa vào: công sức đóng góp, tỷ lệ góp vốn. Để tránh tranh chấp trên thực tế. Các bên trong hợp đồng cần phải thận trọng khi xây dựng điều khoản phân chia lợi nhuận.

cần phải thỏa thuận những nội dung

Để xây dựng nội dung chính của điều khoản phân chia lợi nhuận các bên phải trả lời được các câu hỏi sau:
  • Lợi nhuận được xác định như thế nào?
  • Đã trừ những chi phí nào?
  • Ai là người trực tiếp xác định và phê duyệt và giữ nguồn lợi nhuận?
  • Lợi nhuận mỗi bên được hưởng là bao nhiêu?
  • Việc thanh toán lợi nhuận trong thời hạn và bằng phương thức nào?
  • Việc thanh toán chậm sẽ phải gánh chịu hậu quả gì?
  • Để xây dựng được những điều khoản trên các bên trong hợp đồng. Cần phải dựa trên những yếu tố liên quan đến quá trình hợp tác kinh doanh.
  • Những yếu tố chi phối trong quá trình xây dựng điều khoản trên là: nội dung hợp tác kinh doanh của các bên, thời hạn hợp tác, hình thức hợp tác, tiềm lực của các bên.

Việc xây dựng điều khoản hợp đồng cần phải rõ ràng, cụ thể, đơn nghĩa, trình bày hợp lý. Thì khi áp dụng trên thực tiễn sẽ tránh được những tranh chấp trên thực tế. Xây dựng điều khoản phân chia lợi nhuận là một điều rất khó vì ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên nên khi xây dựng điều khoản người xây dựng cần lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, việc nâng cao lợi ích của mình cũng cần đặt tương xứng với lợi ích của đối tác.

Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!