Cách đàm phán giá nhà đất hiệu quả nhất mà Nam áp dụng là gì?

Cách đàm phán giá nhà đất hiệu quả nhất mà Nam áp dụng là gì

Cách đàm phán giá nhà đất hiệu quả nhất mà Nam áp dụng là gì?

Các bạn ạ, không biết cách thương lượng giá là một trong những sai lầm của người mua nhà. Thậm chí là của cả người bán. Thực tế người bán nhà sẽ luôn chào bán với mức giá cao. Để sau khi giảm giá cho người mua, giá nhà sẽ về mức đúng với giá họ muốn bán. Vì thế các bạn cần biết cách thương lượng, đàm phán và trả giá để tránh bị mua hớ hoặc bị ép giá. Những điều này không ai mong muốn xảy ra cả. Vì vậy hãy tỉnh táo tham khảo các điều sau nhé. Những cách đàm phán giá nhà đất hiệu quả tôi đã vận dụng và thành công:

Trước khi trả giá, hãy tìm hiểu giá nhà đất trong khu vực.

1: Khảo sát mặt bằng giá nhà trong khu vực. 

Khảo sát mặt bằng giá nhà, các dự án bất động sản trong khu vực là cách hiệu quả để nghiên cứu giá. Tránh phải chịu thiệt thòi vì bị mua với giá cao. Có thể khảo sát thông qua tin tức báo chí truyền thông, các website chuyên rao bán bất động sản hoặc người dân trong khu vực. Từ đó đưa ra một mức giá thương lượng hợp lý. Tốt nhất nên tìm hiểu thêm mức giá của nhiều loại hình nhà ở khác nhau như giá bán nhà mặt tiền, nhà trong hẻm… để tiện việc so sánh trong quá trình trao đổi với người bán.

Chưa thẩm định được giá cả thì dò hỏi những căn nhà có vị trí và kết cấu tương tự mục tiêu mình thích. Giá chênh lớn chính là giá theo cảm xúc của chủ nhà (cảm xúc này xuất phát từ lòng tham sẽ bán được giá cao khi thị trường đang diễn ra sốt đất). Hãy tự định giá thấp hơn căn nhà tương ứng và gợi ý bên bán chia sẻ thêm thông tin. Người mua không nên đánh giá chủ quan mà nhường cho người bán nhiệm vụ chứng minh sự khác biệt của 2 bất động sản.

Khảo sát mặt bằng giá nhà trong khu vực

2: Nắm bắt tâm lý của đối phương và che giấu cảm xúc của bản thân. 

Qua tiếp xúc trao đổi, người mua cần nắm bắt được tâm lý của người bán để thuận lợi hơn trong việc thỏa thuận giá cả. Ví dụ: người bán có dễ tính không, nói chuyện vui vẻ không, họ muốn bán gấp hay cứ thong thả được giá mới bán… Song song với đó, người mua nên tránh biểu lộ cảm xúc nhiều khi thương thảo giá. Nếu bạn quá thích nhà đất này nhưng cũng đừng để lộ tâm lý đã chốt, quá ưng, hãy tạo ra trạng thái không quá mặn mà lắm và cần phải thương thảo thêm, không vội đặt cọc nhà ở…

3: Hãy để bên còn lại phát biểu trước.

Có lẽ bạn thường nghe mọi người bảo: “Đừng bao giờ đề nghị trước… hãy để bên còn lại phát biểu trước.” Đây là một lời khuyên tuyệt vời. Nhưng bạn có biết tại sao điều đó lại có thể giúp bạn trong quá trình đàm phán không? Có 2 lý do chính:

– Đầu tiên, điều đó sẽ cho phép bạn xác định mức trung bình. Nhiều nhà đàm phán thiếu kinh nghiệm sẽ phá vỡ mức chênh lệch trong đàm phán. Ví dụ, nếu một nhà đàm phán thiếu kinh nghiệm bắt đầu với đề nghị 200 triệu và người kia bắt đầu với đề nghị 100 triệu. Kết quả thương lượng thường sẽ dừng ở mức khoảng 150 triệu (mức trung bình).

Bản tính con người thường không muốn cho đi nhiều hoặc ít hơn những gì họ nhận được. Vì thế họ thường tăng hoặc giảm đề nghị tương đương với mức của bên còn lại. Nhưng nếu để bên còn lại lên tiếng trước. Bạn sẽ có thể xác định mức trung bình của cuộc đàm phán!

Trong ví dụ trên, nếu người bán lên tiếng đề nghị 200  triệu trước. Người mua có thể dễ dàng đề nghị 60 triệu. Do đó giảm mức trung bình của cuộc đàm phán (mức họ muốn) xuống còn 130 triệu. Trái lại, nếu người mua mở đầu thương lượng với đề nghị 100 triệu, người bán có thể tăng mức giá lên, ví dụ 260 triệu, theo đó tăng mức trung bình lên 180 triệu. Như bạn thấy, người nói trước sẽ bất lợi hơn vì người kia sẽ có thể xác định mức giá trung bình.

Thứ 2 nữa là:

Có thể là đề nghị của bên kia sẽ tốt hơn đề nghị của bạn. Ví dụ, giả sử bạn muốn thuê thợ sửa nhà, và ngân sách của bạn là 500 nghìn. Giả sử bạn nói trước bạn có 500 nghìn dành cho việc sửa ống nước (với hy vọng là người thợ sẽ không đòi nhiều hơn). Nhưng biết đâu người thợ chỉ đòi 300$ nghìn? Bạn đã nói với anh ta bạn sẵn sàng trả 500 nghìn. Do đó không có lý do gì để anh ta đòi ít hơn. Khi phát biểu trước, bạn đã cho bên kia biết những thông tin quan trọng (mức giá cao nhất của bạn). Và người kia sẽ sử dụng thông tin đó để kiếm được nhiều nhất từ bạn.

Hãy để bên còn lại phát biểu trước

4: Ngừng nói và bắt đầu lắng nghe.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong đàm phán là “giữ mồm giữ miệng”. Thật không may, đây là một trong những việc khó khăn nhất. Mọi người thường cảm thấy khó chịu khi phải im lặng trong đàm phán. Nếu bạn thấy không thoải mái, bạn có thể chắc chắn là người kia cũng vậy. Và thường thì một bên sẽ nhượng bộ để phá vỡ sự im lặng khó chịu này. 

Khi bạn đang thương lượng và người kia đưa ra một đề nghị, hãy im lặng một chút. Dù là 10 giây hay 10 phút, hãy để người kia phá vỡ sự im lặng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy người kia giải mã sự im lặng của bạn là giận dữ hay thất vọng. Và sẽ phá vỡ sự im lặng bằng cách xem lại đề nghị hoặc nhượng bộ. Những chuyên gia đàm phán sẽ sử dụng thủ thuật này đối với những người thiếu kinh nghiệm. Để có được những đề nghị có lợi hơn mà không cần phải tự đưa ra đề nghị của mình. Đây có lẽ là thủ thuật đàm phán cơ bản – nhưng hữu hiệu nhất – mà bạn nên áp dụng.

5: Sự quan trọng của thông tin.

Ước tính rằng trong 95% tất cả các cuộc đàm phán giữa những chuyên gia đàm phán, người nắm nhiều thông tin quan trọng hơn (liên quan đến việc đàm phán) sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Khi đàm phán, nên biết càng nhiều càng tốt. Không chỉ liên quan đến vấn đề đang đàm phán mà còn về bên bạn đang làm việc cùng và động cơ của họ. Hầu hết mọi người cho rằng đàm phán luôn liên quan đến tiền, nhưng thường không phải vậy. Những chuyên gia đàm phán nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp. Việc giải quyết vấn đề quan trọng hơn là thu được nhiều tiền nhất.

Ví dụ, 2 người mua đều đến xem một căn nhà và cả 2 đều muốn mua. Người đầu tiên nghĩ là người bán muốn giá càng cao càng tốt. Nên đưa ra mức giá cao nhất, nhưng cần 2 tháng để trả hết vì cần thời gian để thu xếp tài chính và kiểm tra, v.v. Người mua thứ 2 hỏi người bán sao lại bán, và chủ nhà nói rằng anh ta nhận được lời đề nghị làm việc ở một nơi khác, và cần phải chuyển đi trong vòng 2 tuần; người mua thứ 2 đề nghị mức giá thấp hơn giá bán là 100 triệu, nhưng đồng ý trả hết trong vòng 2 tuần, không cần chuẩn bị tài chính hay kiểm tra dự phòng.

Do đó, mặc dù người mua thứ nhất trả nhiều tiền hơn. Người thứ 2 có vẻ sẽ giúp giải quyết được vấn đề quan trọng. Tất cả là nhờ anh ta đã tìm hiểu thông tin từ người bán trước khi đưa ra đề nghị.

Sự quan trọng của thông tin

6: Luôn là người nhượng bộ cuối cùng cũng là cách đàm phán giá nhà đất hiệu quả

Một chuyên gia đàm phán sẽ biết cách hướng bên kia làm theo những gì họ muốn mà không để bên kia nhận ra. Đây là cách áp dụng với người bạn sẽ đàm phán nhiều lần: Luôn chắc chắn bạn là người đề nghị và đưa ra mức nhượng bộ cuối cùng (mức nhượng bộ là mức mà bên kia đưa ra trong đàm phán – giảm giá, điều kiện tốt hơn,…).

Bằng cách đề nghị và đưa ra mức nhượng bộ cuối cùng. Bên kia dần dần sẽ biết dừng đòi hỏi khi đã đạt được những gì họ cần/muốn từ cuộc đàm phán. Nếu bên kia nhận ra là mỗi lần anh ta muốn có thêm cái gì, anh ta sẽ phải cho đi một vài thứ, dần dần anh ta sẽ cảm thấy ngại ngần khi muốn đòi thêm cái gì vì sợ là sẽ phải cho đi một thứ quan trọng (không cần thiết).

Ví dụ

Khi đàm phán với một nhà thầu, giả sử nếu anh ta đưa ra mức giá cuối cùng mà cả 2 bên đều đồng ý. Thay vì nói: “Tôi đồng ý với mức giá đó, chúng ta đã đạt được thỏa thuận” thì hãy thử nói “Tôi đồng ý với mức giá đó nếu bạn có thể bắt đầu mọi việc vào sáng mai”. Có thể anh ta sẽ nói, “Tôi không thể bắt đầu vào ngày mai, ngày kia thế nào?”.  Bạn có thể trả lời “Được thôi, nhưng như thế tôi cần anh phải hoàn thành trong vòng 3 chứ không phải 4 ngày.”  Nếu anh ta trì hoãn yêu cầu của bạn, hãy tiếp tục thương lượng.

Cuối cùng, bạn sẽ hướng bên kia theo ý của bạn, họ được khuyến khích đòi hỏi nhiều hơn nữa. Họ cũng sẽ nhận ra nếu đòi hỏi nhiều thì sẽ phải cho đi nhiều. Rõ ràng là điều này sẽ rất có lợi cho bạn trong những lần thương lượng sau này với bên kia.

7: Thỏa thuận các chi phí sang tên nhà đất.

Bạn có thể đã ưng với mức giá được cả hai bên nhất trí. Nhưng cách săn nhà giá rẻ còn là ở nghệ thuật thỏa thuận phần chi phí sang tên thủ tục hành chính. Tùy vào hoàn cảnh và thái độ của người bán. Hãy đề cập đến chi phí sang tên là người bán chịu hay mình chịu. Nếu mình chịu thì bên bán có thể giảm thêm giá được không?

Cảm ơn bạn đã xem Cách đàm phán giá nhà đất hiệu quả nhất mà Nam áp dụng là gì? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam

Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.

error: Content is protected !!