Kỹ năng đàm phán đỉnh cao trong bất động sản để chốt hợp đồng thành công
Nghệ thuật đàm phán là một trong những điều thể hiện sự khéo léo và thông minh của bạn khi đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, kỹ năng đàm phán đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn cũng như khả năng nắm bắt tâm lý của bạn. Đàm phán là bước “chốt” để hoàn thành cho một dự án mua bán thành công. Làm gì để có được chiến thuật đàm phán thành công?
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán là yếu tố quan trọng
Không ít các nhà đầu tư không có đủ sự kiên nhẫn để dành thời gian mặc cả. Mà chỉ nhắm đến một mức giá đầu tư vừa túi tiền mình rồi “chốt giá”. Đây không phải là cách đầu tư khôn ngoan. Bạn sẽ có nhiều giải pháp tối ưu hơn mà bạn chưa thật sự chú trọng. Khá nhiều nhà đầu tư dè dặt, thiếu chuyên nghiệp khi bước vào khâu đàm phán giá cả. Điều này xuất phát từ nhiều lý do. Như thiếu kiến thức chuyên môn, chưa có một cái đầu lạnh, để người bán có cơ hội thắng thế.
Nếu là một nhà đầu tư nhưng lại có tâm lý e ngại mất lòng hay sợ bị vụt mất căn nhà ưng ý thì bạn sẽ gặp thất bại. Là nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, nhà đầu tư lướt sóng hay môi giới bất động sản. Cũng đều cần được đào tạo bài bản và có đầy đủ các kiến thức cơ bản về bất động sản. Ngoài ra kỹ năng giao tiếp và kỹ năng đàm phán cũng là yếu tố quan trọng quyết định thành công. Sự chuyên nghiệp của bạn không chỉ thể hiện ở việc bạn có kiến thức về pháp lý, kiến thức sâu rộng ở bất động sản. Mà sự chuyên nghiệp còn thể hiện qua các chiến thuật đàm phán mà bạn có như thế nào để chốt và kết thúc giao dịch bằng 1 hợp đồng mua bán.
Bí quyết đàm phán:
Tôi xin chia sẻ với bạn về những bí quyết, Kỹ năng đàm phán đỉnh cao trong bất động sản. Vì đàm phán chính là kĩ năng vô cùng quan trọng và đóng vai trò không hề nhỏ trong cuộc giao dịch sản phẩm trị giá bạc tỉ này. Bí quyết tôi chia sẻ ở đây đã được rất nhiều nhà môi giới và chuyên gia bất động sản hàng đầu áp dụng để đi đầu tư, đàm phán mua bán bất động sản. Chiến lược này có tên là “All Win”. Khi mua bán mọi người đều mong muốn làm sao để có thể đàm phán để mình có lợi nhuận cao nhất, có lời nhất.
Nếu như lúc nào chúng ta cũng có tư duy như vậy. Thì điều này không khác gì một cuộc chiến: có kẻ thua và người thắng. Chúng ta cần thay đổi suy nghĩ này để làm sao để có một thương vụ vừa tốt cho mình và vừa công bằng với các đối tác, với khách hàng của chúng ta để cả ba bên cùng thắng; đây mới là yếu tố bền vững mang lại những lợi ích cả trong tương lai của bạn. Làm thế nào để chúng ta có thể làm được chiến lược này? Đầu tiên chúng ta nên đưa ra giải pháp cho cả người bán, người mua và nhà môi giới. Điều này có thể nói là khó có thể làm được nhưng không phải là không thể.
Kinh nghiệm của tôi
Ví dụ, khi bạn rất ưng một bất động sản – vị trí đẹp, giá trị sinh lời cao nhưng lại chưa đủ kinh tế để chi trả. Nhưng chúng ta không nên từ bỏ. Chúng ta nên đưa ra một giải pháp, một khoảng thời gian để chuẩn bị và đàm phán với người bán: “Tôi rất thích căn nhà này. Nhưng tôi chưa mua được vì giá hơi cao. Chúng ta nên có khoảng thời gian để suy nghĩ để tìm ra giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Tôi có thể chịu một phần khoản thuế thu nhập, thuế trước bạ. Hoặc chịu một phần hoa hồng cho bên môi giới ….”
Hãy thực hiện chiến lược “All Win” để có được cuộc mua bán thành công nhất.
Bên cạnh bí quyết đàm phán đỉnh cao đó. Bạn cũng nên để ý đến những kỹ năng cơ bản làm nền tảng. Như vậy bạn mới có thể có tự tin để đàm phán. Kỹ năng đàm phán mà mỗi một nhà đầu tư hay nhà môi giới bất động sản cũng đều nên để ý và lưu tâm:
Thứ nhất: Hãy là một người làm ăn “dễ chịu”.
Hãy tỏ ra thân thiện và khiến người đối diện cảm thấy thoải mái khi nói chuyện. Điều này rất quan trọng. Hãy tìm những điểm chung để thiết lập mối quan hệ với đối tác. Thảo luận một chủ đề mà cả hai bên cùng quan tâm. Bạn nên hỏi những câu hỏi xã giao một cách “ tự nhiên” để tạo cảm giác gần gũi và ấm áp. Thể hiện khiếu hài hước cũng khuấy động bầu không khí.
Thứ 2: Học cách ứng xử linh hoạt giúp bạn đạt kỹ năng đàm phán đỉnh cao
Trong kỹ năng đàm phán, hiếm khi bạn đạt được chính xác điều mình muốn. Gần đạt tới điều đó hay thỏa thuận một phương án có thể chấp nhận được cũng là một chiến thắng hoàn toàn rồi. Hãy đưa ra các phương án giải quyết linh hoạt trong mọi hoàn cảnh và nhớ rằng lợi ích phải thuộc về bạn. Bạn nên chuẩn bị kỹ trước các phương án trước khi lên bàn đàm phán.
Thứ 3: Kiến thức bản thân.
Bày tỏ rằng bạn có rất nhiều kiến thức và thông tin về vụ giao dịch này có thể chế ngự đối phương để họ ít đòi hỏi hơn. Khách hàng thường bị thuyết phục. Nếu bạn có kiến thức sâu sắc về bất động sản mình đang bán và thị trường bất động sản trong khu vực. Hãy chuẩn bị trước tất cả các câu hỏi khách hàng có thể hỏi bạn và trả lời một cách lưu loát nhất. Một cái gãi tai hay một câu nói lấp lửng. Cũng khiến bạn bị đánh giá thấp và mất lòng tin nơi khách hàng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên tỏ ra quá sắc sảo và khôn ngoan. Bởi vì điều đó khiến người khác e ngại khi đàm phán với bạn. Họ sợ bị bạn lừa lúc nào không hay.
Thứ 4: Tạo nên tính độc nhất cho bất động sản.
Một trong những quy luật cơ bản nhất về con người. Là chúng ta ai cũng muốn có thứ mà người khác có hoặc không ai khác có được. Nếu bạn nói rằng với khách hàng rằng ngôi nhà đó rất khó mua. Có thể họ sẽ muốn có được nó hơn và thậm chí sẽ bám lấy bạn cho đến khi bạn đưa ra một mức giá. Điều đơn giản là một thứ gì đó có số lượng giới hạn sẽ tạo ra một mong muốn sở hữu nó. Vì thế, hãy cố gắng tạo sự độc nhất cho bất động sản bạn đang bán: vị trí, diện tích, giá, khu vực lân cận, xu hướng tăng giá trị,… Tất cả những thứ có thể tạo ấn tượng cho người thuê hoặc mua nhà tiềm năng.
Thứ 5: Sự thỏa mãn.
Mọi người tham gia đàm phán đều có nhu cầu được thỏa mãn. Để thỏa mãn nhu cầu này, bạn cần thể hiện thái độ giằng co một chút. Hãy tỏ ra kiên quyết với từng nhượng bộ dù nó không quan trong mấy đối với bạn. Bạn phải học cách trì hoãn thời gian đàm phán để điều này có thể xảy ra. Quan tâm tới nhu cầu khách hàng và nói với họ rằng họ là những nhà đàm phán xuất chúng như thế nào. Rằng họ đã đẩy bạn vào tình thế khó khăn ra sao.
Thứ 6: Tìm và tận dụng điểm yếu của đối phương.
Thông tin là sức mạnh đàm phán, muốn khai thác được thông tin từ khách hàng, bạn cần đặt ra nhiều câu hỏi. Đôi khi những câu hỏi này lại cho bạn biết một thông tin quan trọng và cần thiết trong cuộc đàm phán. Chú ý, bạn đừng nên hỏi những câu hỏi quá trực diện và nhắm thẳng. Bởi vì họ sẽ cung cấp sai sự thật. Hãy tỏ ra khôn khéo, hỏi những câu hỏi mở và khai thác từ từ thông tin từ khách hàng.
Thứ 7: Đừng tin vào những “chiêu tung hỏa mù”.
Thông thường, trong cuộc đàm phán đối phương sẽ nói với bạn rằng: “Có người vừa trả cho tôi giá cao hơn giá anh đưa ra”. Hay “Chúng tôi thấy có nhiều sản phẩm bất động sản khác tương tự đẹp hơn và giá rẻ hơn của anh đưa ra”. Không nên tin vào những phát biểu kiểu này. Nếu đó là sự thật, đối phương đã không tốn thời gian đàm phán với bạn mà đi đàm phán với đối tác có lợi hơn rồi.
Thứ 8: Chấp nhận ngay một lời đề nghị là điều dại dột.
Hãy biết kiên nhẫn. Hãy nhớ rằng, đối phương muốn có cảm giác hài lòng sau khi đàm phán. Nếu đạt được mọi thứ quá dễ dàng. Họ sẽ nghi ngờ rằng có lẽ họ đã quá hớ trên bàn đàm phán. Kỹ năng đàm phán, thương lượng, thuyết phục cần rèn luyện hàng ngày. Nhưng để vận dụng linh hoạt và hiệu quả nên hiểu.
Cảm ơn bạn đã xem bài Kỹ năng đàm phán đỉnh cao trong bất động sản. Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.