Lập kế hoạch kinh doanh và marketing hiệu quả cho sản phẩm bất động sản
Theo kinh nghiệm của anh Nam, làm thế nào để lập kế hoạch kinh doanh và marketing hiệu quả cho sản phẩm bất động sản?
Kế hoạch marketing bất động sản tổng thể là một chuỗi hành trình xây dựng lâu dài mà bạn phải bắt đầu từ con số 0. Vậy bạn cần làm gì, bắt đầu từ đâu? Hai chiến lược kinh doanh và marketing này phải luôn song hành với nhau thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Tôi xin chia sẻ những hướng dẫn xây dựng kế hoạch marketing bất động sản tổng thể dưới đây để phần nào giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ này dễ dàng hơn.
Bước 1: Định hướng chiến lược và mục tiêu.
Đây là bước cơ bản nhưng rất quan trọng. Vì nhờ có nó bạn sẽ đi đúng hướng và cán đích chính xác dù thời gian bán dự án có kéo dài vài tháng hay cả năm. Ở bước này, bạn cần quan tâm đến những vấn đề then chốt, bao quát thay vì đi vào phân tích chi tiết.
Hãy trả lời các câu hỏi: Mục tiêu kinh doanh và marketing là gì? Thời gian thực hiện kế hoạch là bao lâu? Những bộ phận nào tham gia vào chiến dịch này? Các nhiệm vụ chính để đạt được mục tiêu? Tiếp theo bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh và mục tiêu truyền thông. Những gì bạn hướng tới phải thật cụ thể và chi tiết. Bạn nên áp dụng mô hình SMART xác định mục tiêu cho kế hoạch marketing bất động sản tổng thể của mình.
Bước 2: Nghiên cứu Insight khách hàng.
Kế hoạch marketing bất động sản tổng thể của bạn sẽ thất bại nếu đánh nhầm đối tượng khách hàng. Mỗi một phân khúc thị trường như đất nền, căn hộ chung cư hay dự án nghỉ dưỡng sẽ “phù hợp” với khách hàng nhất định. Chính vì thế, bạn hãy bắt tay ngay vào việc phân tích insight khách hàng để tìm được chìa khóa chinh phục họ. Bạn có thể đặt câu hỏi 5W1H: WHAT – họ muốn mua cái gì? WHERE – họ muốn mua ở đâu? WHEN – khi nào họ muốn mua? WHO – ai muốn mua? WHY – tại sao lại muốn mua? HOW – họ sẽ mua như thế nào?
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện marketing cho dự án.
Tất cả các ý tưởng nội dung, thông điệp, concept, hình ảnh, tổ chức triển khai,… Sẽ được hình thành trong bước này.
Ý tưởng & Thông điệp: Dựa vào kết quả phân tích insight khách hàng mà đưa ra ý tưởng và thông điệp. Ví dụ: Sản phẩm bạn đang bán: Dự án căn hộ chung cư Happy tầm trung tại TP. HCM Đối tượng khách hàng: người sống và làm việc tại TP. HCM, có thu nhập trung bình, đang phải ở nhà thuê và muốn có một căn hộ riêng cho gia đình. Thông điệp: Giữa thành phố đông đúc và ồn ào, căn hộ Happy là tổ ấm yên bình để bạn trở về. Mỗi căn hộ sở hữu không gian riêng tư, vị trí thuận tiện cho việc đi lại, tiện ích hiện đại tiện nghi với mức giá hợp túi tiền.
Hình ảnh: Cụ thể hóa thông điệp và phù hợp với các kênh truyền thông lựa chọn. Với ví dụ trên, phần hình ảnh cần tập trung thể hiện “căn hộ trong mơ” của đối tượng khách hàng. Bạn có thể chọn những hình ảnh về tiện ích, không gian sống, sinh hoạt hằng ngày của gia đình trong căn hộ… Xây dựng kế hoạch triển khai Kế hoạch = Tất cả các kênh truyền thông đã chọn:
- Nội dung cho từng kênh
- Dự trù ngân sách cho từng kênh
- Bộ phận thực hiện
- KPI
Hệ thống kênh quảng cáo bất động sản hiệu quả hiện nay:
- Kênh truyền thông offline: LCD, Taxi, báo giấy, Frame, Billboard,…
- Kênh online: Google Ads, Facebook ads, Zalo ads, PR báo điện tử,… Xu hướng marketing bất động sản bắt kịp dòng chảy của thời đại 4.0
- Video ads
- Sử dụng mạng xã hội
- Cá nhân hóa việc quảng cáo
- Đầu tư làm Content chất
- KOL
- Công nghệ thực tế ảo vào quảng cáo.
KPI được thiết lập cụ thể, rõ ràng, đo lường được và thực hiện được, khả thi trên thực tế. Ngân sách tối ưu cho từng kênh quảng cáo. Tuy nhiên, bạn nên chọn 1 – 3 kênh để tập trung đầu tư. Tránh trường hợp “đem quân đi đánh mọi mặt trận, mỗi nơi một ít” dẫn đến không có được hiệu quả.
Bước 4: Tổ chức thực hiện kế hoạch quảng cáo.
Trong quá trình triển khai kế hoạch marketing bất động sản tổng thể bạn cần thường xuyên quan sát sự chuyển động của thị trường, kết quả của từng kênh truyền thông và nhu cầu của khách hàng. Mục đích là để kịp thời điều chỉnh và linh hoạt biến chuyển nhằm duy trì và nâng cao kết quả qua từng ngày.
Bước 5: Giám sát và báo cáo kết quả thực hiện.
Một bản kế hoạch hoàn chỉnh không thể vắng bóng phần báo cáo kết quả thực hiện. Người quản lý chiến dịch cần quy định đầy đủ thông tin dưới đây để việc theo dõi và đánh giá từng bộ phận luôn được chính xác nhất. Quy định cách thức báo cáo: thời gian, mẫu báo cáo. Quy định loại báo cáo: chi tiết, tổng quan, số liệu. Quy định đối tượng làm báo cáo, nhận báo cáo và việc phản hồi Quy định cơ chế giám sát, xử lý, điều chỉnh báo cáo. Quy định các quy tắc làm việc giữa các bên.
Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.