Nguyên tắc đầu tư đất nền hiệu quả và an toàn là gì?
1. Xem xét vị trí địa lý khu đất.
Vị trí là yếu tố quan trọng đầu tiên để các nhà đầu tư bắt đầu đi sâu tìm hiểu các thông tin khác của khu đất. Một khu đất khi nhìn sẽ mang lại trong suy nghĩ của các nhà đầu tư nhiều ý tưởng để thực hiện thi công dự án đó trong tương lai. Song hành với đó, khu đất nằm trong khu vực gần với các công trình xã hội như chợ, bệnh viện, giao thông, vận chuyển công cộng,… Chính các yếu tố đó sẽ thôi thúc các nhà đầu tư bắt đầu tìm hiểu các yếu tố khác nhằm đưa ra quyết định đúng đắn.
2. Thông tin chủ đầu tư.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành bất động sản chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chính điều đó sẽ dần đến xuất hiện nhiều các dự án không hợp pháp (hay gọi dự án ảo, dự án ma). Vì vậy, để nhận diện nhanh nhất, bạn nắm bắt thông tin nhanh nhạy về giá đất nền xung quanh để đánh giá đất nền đó có an toàn hay không. Nếu giá rao bán đất nền thấp hơn giá đất nền tại các dự án xung quanh, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Để chắc chắn, các bạn nên tìm hiểu thông tin chủ đầu tư của mảnh đó là ai, lịch sử mua bán của họ như thế nào? Các đánh giá của khách hàng về chủ đầu tư đó như thế nào?…. Với hàng loạt các câu hỏi trên sẽ giúp bạn cẩn thận hơn trong quá trình chọn mua dự án đất nền an toàn và có tính pháp lý rõ ràng.
3. Kiểm tra Hồ sơ pháp lý của đất nền. Để đầu tư đất nền hiệu quả và an toàn hơn
Hồ sơ pháp lý là một trong những yếu tố góp phần sự minh bạch và đúng pháp luật của một loại đất nền. Nếu bạn đầu tư vào một khu đất không có giấy tờ rõ ràng. Điều đó sẽ dẫn đến những hệ lụy về sau. Vì vậy, khi tìm hiểu thông tin pháp lý của một mảnh đất.
Bạn hãy tham khảo hồ sơ pháp lý của chúng như sau: Khu đất không nằm trong quy hoạch nhà nước. Giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bao gồm bảng vẽ thiết kế, giấy phép xây dựng (nếu có). Các giấy tờ chứng minh khu đất không nằm trong khu vực giải tỏa hoặc đền bù… Phê duyệt của UBND quận, huyện bằng văn bản đúng quy định và được chuyển đến văn phòng kiến trúc sư trưởng và có văn bản kiến trúc sư. Giấy tờ liên liên quan của nhà nước giao khu đất đó.
4. Mua đất nền có sổ riêng biệt.
Khi đã chọn một loại đất nền thì hãy chọn khu đất phải có giấy tờ pháp lý riêng biệt. Và không làm chung bất cứ mảnh đất nào. Đây là nội dung có thể các nhà đầu tư mới vào nghề không biết hoặc quên. Nếu bạn chọn khu đất có chung sổ cùng với các chủ sở hữu khác. Điều đó gây khó khăn trong quá trình liên hệ các chủ sở hữu để tách sổ hoặc quá trình thi công công trình. Đối với các dự án bất động sản đều được làm thành những hộ đồng cụ thể. Tuy nhiên, để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra. Bạn nên lưu ý các giai đoạn thanh toán mua các loại đất nền.
5. Chú ý đến vấn đề rủi ro khi đặt cọc.
Trong quá trình kinh doanh, đặc biệt các kinh doanh bất động sản nói chung và các loại đất nền nói riêng. Bởi chúng mang giá trị lớn nên các chủ đầu tư quy định cụ thể số tiền đặt cọc. Tùy vào tình hình thực tế, khách hàng có thể thỏa thuận và đàm phán về số tiền đặt cọc. Khi đó, khách hàng sẽ hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
6. Nhận đủ số đỏ và thanh toán tổng số tiền hợp đồng.
Thanh toán 100% hợp đồng khi chưa có hoàn thành các thủ tục pháp lý. Trong đó quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Nội dung này dường như đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên đôi lúc bất cẩn hoặc khi nhận được hiện thực đất nền mà khách hàng quên mất bởi vì vui mừng. Vì vậy, khi nào bạn cầm được cuốn sổ đỏ trên tay. Đồng thời kiểm tra tính trùng hợp giữa hợp đồng (chủ yếu về vị trí, diện tích, bản vẽ,…).
7. Cung cấp đơn vị đo diện tích và cách quy đổi.
Những đơn vị được nhắc đến nhiều như mẫu, sào, mét vuông, héc-ta,… Đó là cách gọi trên thực tế ở các vùng miền khác nhau. Đôi khi, nhiều người vẫn chưa biết hết từng đơn vị. Trong nội dung này sẽ quy đổi cụ thể các đơn vị đo lường diện tích trên. Cụ thể như sau:
- Đối với các khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, một mẫu được xác định như sau: 1 mẫu bằng 10 sào. Do đó 10 mẫu bằng 100 sào và tương tự cho các hệ số khác.
- Đối với khu vực Bắc Bộ: 1 sào tương đương 360m2. Trong đó 1 mẫu bằng 10 sào, vì vậy 1 mẫu bằng 3600m2.
- Đối khu vực Trung Bộ: 1 sào tương đương 500m2. 1 mẫu bằng 10 sào, vì vậy 1 mẫu bằng 5000m2.
- Đối với khu vực Nam Bộ: 1 sào bằng 1000m2. 1 mẫu bằng 10 sào, vì vậy 1 mẫu bằng 10 000m2.
Như vậy, cách quy đổi các đơn vị do diện tích được sử dụng tại các khu vực nước ta đã được quy đổi về đơn vị mét vuông (m2). Đây là đơn vị thường được sử dụng trong giấy tờ và mang tính phổ biến hơn so với các đơn vị đo lường diện tích khác.
Hy vọng sau những nguyên tắc này bạn sẽ đầu tư đất nền hiệu quả và an toàn. Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.