Làm thế nào để mua bán bất động sản an toàn, không bị rủi ro, không bị lừa đảo?
Ở phần trước, tôi đã chia sẻ cách thức chọn bất động sản. Đó đều là những yếu tố bắt buộc để thương vụ mua bán bất động sản của bạn được an toàn và kết hợp với công thức tôi sẽ chia sẻ dưới đây. Chắc chắn thương vụ của bạn không thể an toàn hơn. Nhưng bạn nên đảm bảo là không được bỏ sót hay thiếu đi bất cứ một yếu tố nào.
Chúng ta đều biết rằng, sự biến động liên tục của thị trường bất động sản thời gian qua có thể mang lại nhiều cơ hội mới cho giới đầu tư. Nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với các nhà đầu tư tay ngang. Bên cạnh nhà đầu tư chuyên nghiệp. Thị trường bất động sản hiện nay có không ít nhà đầu tư vừa và nhỏ, nhà đầu tư tay ngang. Những nhà đầu tư này ít khi nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Mà thường chạy theo xu hướng đám đông, dễ bị thua lỗ. Vậy thì, nếu chưa chuyên nghiệp, bạn hãy học hỏi thêm để mình trở nên chuyên nghiệp và tránh được những rủi ro không đáng có nhé.
Công thức 1:
Chủ động định hướng mục tiêu đầu tư. Cần xác định loại hình bất động sản phù hợp, từ đó hoạch định chiến lược đầu tư, bài toán tài chính, không sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà. bất động sản là kênh đầu tư an toàn và không phải dành quá nhiều thời gian lo nghĩ vào việc phân tích thị trường. Nếu biết lựa chọn những sản phẩm hợp lý, thị trường nhà đất sẽ giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận đều đặn và mức giá chắc chắn tăng dần theo năm tháng. Đừng chạy theo hiệu ứng đám đông. Hãy tự mình lựa chọn hướng đi phù hợp với tài chính của bản thân.
Công thức 2:
Lựa chọn bất động sản có thể cho thuê ngay. Căn hộ chung cư, nhà tập thể cũ, nhà đất thổ cư… Dù là đầu tư loại hình nào cũng nên lựa chọn những mặt hàng có thể cho thuê ngay và đem lại lợi nhuận đều đặn hàng tháng. Tiền thuê nhà hàng tháng có thể nhỏ hơn mức lãi suất thấp nhất của ngân hàng. Nhưng vẫn là khoản lợi nhuận đáng kể cộng thêm vào thu nhập của nhà đầu tư. Hơn nữa, những căn nhà đang cho thuê, nói cách khác là những tài sản sinh lời bao giờ cũng có tính thanh khoản cao hơn khi cần bán.
Công thức 3:
Không nên mua khi phải vay quá 25% giá trị tài sản. Những nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp hoàn toàn có thể vay tới 100% giá trị để mua nhà đất và quay vòng nhanh chóng sinh lời. Nhưng đối với những nhà đầu tư tay ngang hãy chỉ quyết định mua khi phải vay không quá 25% giá trị nhà đất. Tỷ lệ vừa phải này không tạo áp lực lãi vay phải bán nhanh để trả nợ và thông thường lại giúp nhà đầu tư không chuyên tìm cách tiết kiệm các khoản thu nhập khác để bù đắp vào khoản vay nợ. Khi thanh toán dứt điểm khoản vay. Nhà đầu tư coi như có một khoản tích lũy và thong thả tìm cách khai thác lợi nhuận cho thuê hoặc bán hàng khi được giá.
Công thức 4:
Không góp vốn để đầu tư bất động sản khi bạn chưa có những mối quan hệ tốt. Thông thường nhiều nhà đầu tư trẻ chọn cách cùng góp vốn để đầu tư bất động sản. Vì ưu điểm là có thể huy động ngay lập tức một lượng tiền lớn để mua bán. Tuy nhiên phương án này chỉ phù hợp với những nhà đầu tư chuyên nghiệp thích lướt sóng. Không phải là lựa chọn tốt với nhà đầu tư tay ngang. Nhóm nhà đầu tư này nên tự mình quyết định việc mua bán bất động sản của cá nhân để tránh sự va chạm về thủ tục pháp lý, quyền lợi cá nhân giữa những người đồng sở hữu và đảm bảo quyền tự chủ trong mua bán phù hợp với tình hình tài chính của mình.
Công thức 5:
Theo dõi tình hình biến động của thị trường. Tích lũy kiến thức đầu tư bất động sản và những văn bản pháp lý liên quan là điều rất quan trọng. Nhiều nhà đầu tư trẻ hiện nay chỉ quan tâm đến giá, vị trí, tiện ích. Mà thường không thật sự tìm hiểu kỹ về pháp lý và thị trường. Bất động sản luôn đón những đợt sóng và có các khoảng thời gian trầm lắng. Đừng quá quan tâm và vội vàng chạy theo các đợt sóng đang lên. Nhà đầu tư chỉ nên mua khi thấy phù hợp với các điều kiện lưu ý trên và kiên nhẫn chờ đợi khách hàng thích hợp. Chắc chắn bất động sản là một kênh đầu tư an toàn và đem lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư không chuyên.
Công thức 6:
Là khách hàng phải “chọn mặt gửi vàng” vào các chủ đầu tư. Những nhà đầu tư tay ngang sẽ không bao giờ đủ thời gian, kiến thức và thông tin để phân tích thị trường chính xác theo từng thời điểm. Việc chọn một đối tác tốt, đơn vị tư vấn uy tín, thương hiệu phân phối chuyên nghiệp, công khai thông tin sản phẩm một cách rõ ràng và minh bạch. Sẽ đảm bảo sự an toàn cho tài sản đầu tư.
Về phía các chủ đầu tư, đơn vị phân phối sản phẩm, cần phối hợp các giải pháp đẩy mạnh xây dựng uy tín thương hiệu, hoạt động giao dịch rõ ràng, minh bạch, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, pháp lý rõ ràng, tạo lợi thế cạnh tranh cho dự án trên thị trường. Những đơn vị này cũng cần linh hoạt điều chỉnh chiến lược bán hàng, chính sách bán hàng. Hay phương thức thanh toán, chương trình khuyến mãi, ưu đãi… Để tiếp cận với người mua, thúc đẩy sức cầu.
Công thức 7:
Và cuối cùng, khi bạn chưa sành sỏi. Đừng quên Tìm sự tư vấn của chuyên gia và luật sư để biết ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN NHƯ THẾ NÀO. Sự tư vấn của các chuyên gia hay luật sư để biết các bước đi tiếp theo. Cũng như hoàn thiện vấn đề pháp lý đối với bất động sản đó. Các vấn đề này không thể coi nhẹ hay làm một cách hời hợt. Đó sẽ không phải là một quyết định khôn ngoan nếu như bạn vô tình lướt qua bước này.
Bên cạnh đó, đầu quân vào một đơn vị chuyên cung cấp bất động sản cũng là gợi ý hay. Nó vừa giúp có lương ổn định hàng tháng, thêm hoa hồng, vừa tích lũy kinh nghiệm. Vì thế, hãy chọn một dịch vụ tốt để trau dồi kiến thức cho mình. Trước khi thực hiện chiến dịch ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN NHƯ THẾ NÀO để thành công. Một nhà đầu tư bất động sản thành công là người biết làm chủ tình thế. Nếu chỉ phụ thuộc vào vận may thì chúng ta sẽ khó khăn trong quá trình đi đến thành công. Hoặc phải lao đao, loay hoay tìm cho mình lối ra khi mua bán bất động sản rơi vào bế tắc khó cứu chữa.
Hy vọng qua bài này bạn sẽ biết mình nên ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN NHƯ THẾ NÀO để an toàn và thành công nhất.
Làm thế nào để mua bán bất động sản an toàn, không bị rủi ro, không bị lừa đảo? Mời bạn xem thêm chia sẻ kênh Youtube Phạm Văn Nam
Bản quyền thuộc về Phạm Văn Nam và cộng sự. Cấm mọi hình thức sao chép khi chưa có phép bằng văn bản.